Vì sao môi bị nứt nẻ?

Thiếu sắt, kẽm và vitamin B: Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một dạng vitamin B là vitamin B2, thường gọi là riboflavin, khi thiếu hụt có thể làm đôi môi bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc

Mất nước: Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, tất cả chức năng sinh học của chúng ta gần như bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi mất nước, môi có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. Nếu bạn là người hoạt động nhiều hoặc mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mất nước cao hơn. Cách duy nhất để bảo vệ làn da, cũng như cơ thể, là uống thật nhiều nước, bổ sung đầy đủ các khoáng chất tự nhiên. Thực hiện quy tắc "8 ly nước mỗi ngày" để không bị mất nước

Phản ứng do dị ứng: Môi là một trong những vùng nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều người không để ý rằng các sản phẩm cho môi có thể không phù hợp và gây dị ứng. Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Khi đó, môi trở nên khô, bong tróc và sưng húp. Đó là lý do bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc môi

Bệnh Kawasaki: Đây là loại bệnh khiến các mạch máu sưng viêm và gây ra vấn đề với các hạch bạch huyết. Khi môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của căn bệnh này, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt, vì nó có thể gây tử vong. Bệnh thường được xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài môi khô, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm phát ban, bong tróc da, sốt, đỏ, sưng ở mắt, bàn tay và bàn chân, thậm chí cả lưỡi và cổ họng...

Rối loạn tuyến giáp: Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất vì thông thường nó không thể được chẩn đoán đúng cách, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Sau khi phát hiện, nó cũng không dễ dàng kiểm soát. Khi bị bệnh, lớp trên cùng của da trở nên dày hơn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da dần dần bị khô đi. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp nên bạn cần chú ý. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Nhiễm nấm men: Khi bạn bị nhiễm trùng nấm men, chúng sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh không thể kiểm soát được. Nước bọt lúc này sẽ đóng vai trò như chất xúc tác kích thích nấm men nhân rộng. Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, điều đó rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết nấm men ở khu vực này là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất là tránh liếm môi và vùng xung quanh để tránh nước bọt làm bệnh trầm trọng hơn.

Nhiễm virus Herpes: Herpes là bệnh lây truyền qua đường tình dục và thông thường môi nứt nẻ không phải đặc trưng của nó. Tuy nhiên, dấu hiệu này vẫn có thể là biểu hiện ban đầu chỉ ra bạn bị nhiễm Herpes. Mụn rộp thường xảy ra phổ biến hơn khi bị Herpes, chúng gây đau đớn và hình thành mụn nước trên da. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước.

Bệnh chốc lở: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt thường ở xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông. Triệu chứng phổ biến của nó là các nốt đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng. Hiện tượng môi khô, nứt nẻ kèm theo ngứa cũng là dấu hiệu của chốc lở.

Thiệt hại do ánh nắng mặt trời: Không khí và thời tiết xung quanh chúng ta cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả đều bị tổn thương do ánh nắng mặt trời ở mức độ nhất định nào đó. Vào mùa đông khắc nghiệt, mặt trời cùng với những cơn gió lạnh làm cho đôi môi trở nên khô và bong tróc, thậm chí đau đớn. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy chắc chắn bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng tốt để điều trị nứt nẻ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top