Môi quá khô có thể là tổ hợp của nhiều yếu tố như liếm môi, hoặc ăn đồ ăn nhiều muối, hoặc cũng có thể là những tình trạng đáng lo ngại hơn như cháy nắng, dị ứng, hoặc ung thư da. Và đôi khi, bong tróc môi cũng có thể là do các loại mỹ phẩm.
Nhưng tóm lại, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra khô môi và bong tróc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phân biệt được giữa tình trạng khô môi do những điều thông thường hay là dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.
Có thể đó không phải điều gì bạn phải quá lo lắng cả. Môi không có tuyến bã nhờn, vì vậy nên môi không giữ được độ ẩm và luôn khô tự nhiên (đó là lý do vì sao môi không bao giờ có mụn!). Không có tuyến bã nhờn đồng nghĩa với việc da môi không thể tự sản sinh các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) hoặc các yếu tố giữ cho lớp ngoài của da được bảo vệ.
Thực tế, da môi gần như không có lớp bên ngoài. Không giống như các vùng da khác trên cơ thể, da môi gần như không có lớp da chết trên cùng. Lớp da này giống như một lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể, cấu thành bởi mỡ, protein và da chết. Lớp áo giáp này giúp bảo vệ khi da bị khô và cũng là một lớp "áo" chống nắng tự nhiên.
Vì vậy, trước khi bạn tự thuyết phục bản thân rằng bạn đang gặp phải vấn đề gì đó ngiêm trọng thì hãy nhớ rằng da môi vốn nhạy cảm hơn các vùng da khác trên cơ thể. Sử dụng son dưỡng môi có thể giúp cải thiện tình trạng môi khô và bong tróc.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác có thể gây khô và bong tróc môi, từ chế độ ăn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng điểm qua các yếu tố đó nhé.
Bạn là một fan cuồng của snack khoai tây và bánh quy mặn? Đó có thể là lý do khiến bạn luôn bị khô môi. Những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đặc biệt là đồ ăn được phủ muối bên ngoài, sẽ khiến muối dính lên môi. Muối giữ nước, vì vậy muối có thể hấp thụ nước từ da môi, khiến môi khô hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng có thể làm da bị kích ứng và gây mất nước cho da.
Hãy thử: Tránh các loại đồ ăn quá nhiều muối trong một thời gian và sử dụng son dưỡng môi có chứa sáp paraffin.
Chắc hẳn khi môi bị khô, ta thường có thói quen liếm môi nhiều hơn phải không nào? Tuy nhiên, điều này lại khiến môi càng khô hơn. Nước bọt có chứa các enzyme có tác dụng phân giải chất béo, protein và carbohydrate, và cũng chính là các thành phần cấu thành da môi. Về cơ bản, bạn đang “tiêu hóa” dần lớp da môi của mình mỗi khi liếm môi.
Hãy thử: Kiểm soát việc liếm môi. Hãy mang theo mình một thỏi dưỡng môi để bôi mỗi khi bạn có ý định liếm môi.
Hãy nhớ rằng, da môi không có lớp da ngoài cùng có chức năng chống nắng. Vì vậy, khi bạn ra ngoài dưới trời nắng mà không sử dụng dưỡng môi có chỉ số chống nắng thì rất có khả năng môi sẽ bị khô. Ánh nắng mặt trời làm do nước bốc hơi khỏi da, khiến da khô hơn. Hơn nữa, viêm da do cháy nắng có thể làm môi vốn khô còn bị bong tróc do da đang cố gắng thay mới.
Một vài loại thuốc điều trị bệnh có thể làm cho môi bị khô, đặc biệt là các loại thuốc trị mụn. Một trong những tác dụng phụ của thuốc trị mụn chính là làm môi khô nứt nẻ, vì vậy bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng dưỡng môi thường xuyên trong thời gian sử dụng thuốc trị mụn.
Bạn có khớp cắn ngược? Hoặc bạn bị chảy dãi khi ngủ? Những yếu tố này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm (và có thể gây nấm miệng). Loại nhiễm trùng này có thể làm cho da quanh miệng bị khô và bong tróc, thậm trí có thể bị nứt quanh khóe môi.
Hãy thử: Đi khám da liễu để được bác sĩ kê đơn các loại thuốc điều trị nhiễm trùng do nấm.
Khi bị viêm môi ánh sáng, da môi bị tổn thương mạn tính do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không còn khả năng tự chữa lành. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi.
Loại tổn thương lâu dài này và tình trạng da môi bị viêm chính là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Ở những vùng da bị khô và nứt nẻ rất dễ xuất hiện ung thư da. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy ở người lớn tuổi xuất hiện ở môi dưới. Viêm môi ánh sáng đặc trưng bởi sự khô ráp và bong tróc, đặc biệt là ở môi dưới.
Hãy thử: Điều trị viêm da ánh sáng thường sử dụng liệu pháp tại chỗ hoặc hiệu pháp quang động học ánh sáng để kích thích các phản ứng miễn dịch loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ trước để được làm sinh thiết trước khi điều trị.
Thiếu hụt một vài loại vitamin nhóm B có thể dẫn đến da khô, nứt nẻ và tấy đỏ, thường đi kèm với những nốt giống như nổi mẩn quanh miệng.
Hãy thử: Đi xét nghiệm máu để xác định loại vitamin thiếu hụt và để bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên về việc bổ sung vitamin cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống.
Phản ứng dị ứng không thể gây bong tróc mà còn làm sưng đỏ quanh môi. Thông thường, dị ứng ở môi có thể là do những thành phần trong mỹ phẩm, đồ dưỡng da hay thậm chí là trong kem đánh răng. Ví dụ như cinnamic acid hoặc dẫn xuất từ quế là một trong những thành phần dễ gây dị ứng có trong kem đánh răng, có thể làm người dùng bị kích ứng.
Ngược lại, viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tác động ma sát vào môi, thường gây ra bởi niềng răng hoặc các chất liệu cấy ghép nha khoa khác. Niềng răng bằng kim loại hoặc các chất liệu cấy ghép từ composite có thể là nguyên nhân gây khô môi mạn tính.
Hãy thử: Các loại thuốc bôi có chứa steroid hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, cần đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Lichen phẳng là một tình trạng viêm da thường biểu hiện dưới dạng những những nốt mẩn ngứa và tím trên cơ thể. Tuy nhiên những nốt này cũng có thể xuất hiện trên môi dưới dạng những mảng bong tróc nâu hoặc tím.
Một trong những tiêu chí chính để chống lại khô môi chính là phục hồi lại lớp bảo vệ cũng như giữ nước cho vùng da môi. Bạn có thể làm ẩm môi trước (không phải bằng nước bọt!) sau đó sử dụng những loại dưỡng ẩm có kết cấu dày để phủ lên môi, đặc biệt những loại có chứa sáp paraffin.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh