✴️ Viêm bờ mi có lây không? thường gặp ở mọi lứa tuổi

Nội dung

1. Viêm bờ mi nguyên nhân do đâu?

Bệnh viêm bờ mi xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Do thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ, dùng nước bẩn để rửa mặt, khăn bẩn để lau mặt.

  • Do thường xuyên dùng các dụng cụ dán mí, kích mí, trang điểm mắt.

  • Ngoài ra cũng phải kể đến vai trò của các yếu tố khác cũng thuận lợi gây nên bệnh như: gió, bụi, ánh sáng, khói, hóa chất, thủ thuật thẩm mỹ…

Viêm bờ mi là bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải. Vậy viêm bờ mi có lây không?

Viêm bờ mi là bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải

2. Viêm bờ mi có lây không?

Theo các chuyên gia, viêm bờ mi có lây từ người bệnh sang người lành vì vậy bạn cần dùng riêng khăn mặt và các dụng cụ cá nhân để vệ sinh mắt.

3. Triệu chứng cảnh báo viêm bờ mi

Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.

Người bệnh viêm bờ mi cần vệ sinh mắt đúng cách tránh lây nhiễm cho người xung quanh

Người bệnh viêm bờ mi cần vệ sinh mắt đúng cách tránh lây nhiễm cho người xung quanh

Mi mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mi mắt dính với nhau cả đêm. Người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vì sự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiết trong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính có thể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trong mi là phần tiếp xúc với nhãn cầu.

4. Điều trị viêm bờ mi như thế nào?

Viêm bờ mi thường khó điều trị khỏi triệt để, tuy nhiên, người bệnh nếu tuân thủ vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Vệ sinh mắt rất quan trọng bệnh nhân cần được hướng dẫn để lật mi theo chiều đứng để vệ sinh và massage mi. Vệ sinh bờ mi mắt cần loại trừ các vảy bám, dùng dung dịch rửa mắt để lau rửa mắt thường xuyên. Cần lưu ý là việc vệ sinh mi có thể gây nguy hiểm cho mắt nếu không tuân thủ quy trình và dùng dụng cụ thích hợp.  Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Chườm mi là một động tác dùng khăn, gạc, các túi gel được sản xuất riêng cho việc này cho vào nước ấm hay lò vi sóng nâng nhiệt độ lên. Sau đó chườm vài phút vào mi mắt. Phương pháp này làm bệnh nhân có cảm giác dễ chịu, các lỗ tuyến ở mi được giãn nở và giải phóng cặn bã giúp giảm triệu chứng viêm bờ mi. Chườm mi nên được làm hàng ngày và lâu dài.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top