Ngộ độc cấp tính: Người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều…
Ngộ độc mạn tính: Người bệnh đau bụng, buồn nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần gây mất nước nghiêm trọng.
Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy, nôn, đi ngoài nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên người bệnh cần có biện pháp xử trí ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng gừng và mật ong cũng có thể giúp cải thiện tình trạng ngộ độc thực phẩm. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài lát gừng giã nhuyễn sau đó trộn vào 1 thìa mật ong và ngậm hỗn hợp này khoảng 15-20 phút. Hỗn hợp này giúp xoa dịu những khó chịu trong bụng, giảm các giác đau đớn trong dạ dày.
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, chúng cũng có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp khắc phục triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn. Người bệnh chỉ cần nhai 2-3 tép tỏi tươi sẽ giúp làm giảm đau bụng, ngăn ngừa tiêu chảy.
Để chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà người bệnh có thể sử dụng tỏi.
Nước chanh có tính axit giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Lượng viamin C lớn có trong chanh có vai trò cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng. Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh nên uống 2-3 cốc nước chanh ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày.
Húng quế là một loại thảo mộc giúp chữa nhiễm trùng ở cổ họng và dạ dày. Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh nên ăn húng quế sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh.
Uống giấm táo cũng có thể giúp giảm triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Bởi trong giấm táo có tính kiềm giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể mang lại hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh đau bụng dữ dội hoặc tiêu chảy nghiêm trọng cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện để bác sĩ tư vấn biện pháp xử trí phù hợp.
Người bệnh cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với điều trị mất nước sẽ giúp hồi phục dần tình trạng bệnh.
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm cần chú ý ăn uống sau điều trị. Cần ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nên chú ý ăn toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi để đảm bảo bệnh không tái phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh