Cơ thể người sẽ hấp thu vitamin và các chất khoáng thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, có rất ít thực phẩm giàu vitamin D một cách tự nhiên. Đa số các loại thực phẩm chỉ có một lượng nhỏ vitamin D. Do vậy, việc có đủ vitamin từ nguồn thực phẩm gần như là không thể. Có 2 cách khác giúp bạn bổ sung đủ vitamin D
Lượng vitamin D tạo ra từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời phụ thuộc vào một số yếu tố như mùa, thời điểm trong ngày, mức độ che phủ của mây, loại da, và việc sử dụng kem chống nắng.
Thời điểm trong ngày: da sẽ sản xuất ra nhiều vitamin D hơn nếu da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Tuy nhiên, nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ, bởi ánh nắng mặt trời buổi trưa thường rất mạnh và sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư da
Vĩ độ: càng gần xích đạo thì da càng dễ tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời
Kinh độ: Với mỗi 1000m ở độ cao mức độ tia cực tím tăng khoảng 10 %.
Màu da: da càng sáng màu thì tạo ra vitamin D càng nhanh, và dễ hơn da tối màu. Màu da cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các nguy cơ mắc bệnh về da khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Thang đo Fitzpatrick là một thang nửa định lượng miêu tả sáu loại màu da dựa vào nước da, mức độ melanin, đáp ứng viêm với UV và nguy cơ ung thư. Liều hồng ban tối thiểu (MED) là phương pháp định tính báo cáo mức độ UV (cụ thể là UVB) có thể gây cháy da trong vòng 24-48h sau khi phơi nhiễm ánh sáng. Các dấu hiệu bao gồm ban đỏ và sưng tấy. Da càng sáng màu thì tia UV càng dễ gây viêm (cháy da). Người có da càng tối màu thì cần nhiều bức xạ UV hơn để làm “cháy” da.
Thông thường người Việt Nam có da thuộc sắc độ IV. Ít cháy da nhưng dễ rám nắng, mức độ MED theo khuyến nghị là 40-60
Diện tích da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: diện tích da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều, thì càng tạo ra nhiều vitamin D.
Kem chống nắng có độ SPF từ 8 trở lên sẽ có thể ngăn chặn việc sản xuất ra vitamin D
Mây và sương mù khiến việc tính toán lượng tia UV không chính xác vì tăng bề mặt phản chiếu tia UV. Lượng tia UV cao nhất khi bầu trời không có một gợn mây, nhưng ánh sáng yếu hoặc mây mỏng có thể tăng cường mức độ tai cực tím vì tán xạ. Nếu trời bị mây che phủ hoàn toàn thì sẽ giảm năng lượng từ các tia UV đi 50%, bóng râm (bào gồm cả bóng râm do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra) sẽ giảm năng lượng tia UV đi khoảng 60%. Tia UVB cũng không đi qua được kính, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong phòng, đóng cửa kính sẽ không giúp tạo ra vitamin D
Bảng dưới đây là một ví dụ về lượng tia UV trong ngày tại nước Anh trong ngày ít mây
Như vậy thì để tinh toán được lượng Tia UVB cho một khu vực hoặc địa phương rất phức tạp , dựa vào nhiều yếu tố. Do vậy sẽ không có khuyến cáo cụ thể nào về thời gian nào trong ngày để nhận được lượng vitamin D nhiều nhất.
Không hoàn toàn đúng vì chúng ta đều biết các loại tia UV đều có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể con người khi tiếp xúc với lượng cao. Cấc vấn đề sức khỏe do tia UV gây ra là cháy nắng, thoái hóa tế bào, mô, mạch máu dấn đến lão hóa, ung thư da, …
Để biết chính xác mức độ tia UV của từng địa điểm, dựa vào chỉ số UV (UV index) do Trung tâm thời tiết quốc gia và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ xây dựng. Chỉ số UV sẽ thay đổi và sẽ có thể dự báo hàng ngày, theo từng khu vực, từng quốc gia. Các ngưỡng UV index:
Bước 1: Tìm ra chỉ số UV tại khu vực bạn sống trong ngày hôm nay
Bước 2: Kiểm tra các khuyến cáo sau đây:
Ngay cả đối với người có làn da rất nhạy cảm, nguy cơ gây hại ngắn hạn và dài hạn của chỉ số UV dưới 2 là rất hạn chế, và trong những trường hợp bình thường không cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nếu chỉ số UV dưới 2. Nếu cần phải chống nắng, hãy áp dụng tất cả các phương pháp bảo vệ có thể, nghĩa là quần áo và kính mát, ở trong bóng râm và dùng kem chống nắng.
Quy tắc bóng râm: Hãy nhìn bóng nắng của bạn, nếu bóng nắng ngắn hơn chiều cao của bạn, hãy tìm nơi có bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời ( "Watch your shadow – Short shadow, seek shade!")
Chỉ số UV tại Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với tia UV cùng với các nghiên cứu gần đây về lượng ánh nắng mặt trời cần thiết để có đủ lượng vitamin khiến việc đưa ra một khuyến nghị chung là rất khó.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng phơi nắng 5-30 phút trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều ít nhất 2 lần/tuần với da vùng mặt, cánh tay, chân hoặc lưng mà không cần kem chống nắng sẽ giúp tổng hợp đủ vitamin D.
Theo khuyến nghị NHS tại Anh, thời điểm từ 11 giờ sáng tới 3 giờ chiều từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 thậm chí tới hết tháng 9 thì có thể phơi nắng hàng ngày để nhận được lượng vitamin D cần thiết. Ở Anh ánh nắng không có đủ lượng UVB vào tháng 10 đến đầu tháng 3 để da có thể tạo đủ lượng vitamin D.
Cho dù ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho việc tổng hợp vitamin D, vẫn nên thận trọng và hạn chế trong việc phơi nắng bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây ung thư da và các vấn đề về da khác.
Đáp ứng được nhu cầu vitamin D sẽ không giải quyết được những lo ngại về việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cũng chưa có nghiên cứu nào xác định được xem liệu có cách nào tổng hợp đủ vitamin D nhờ tia UVB mà lại không làm tăng nguy cơ ung thư da hay không. Vấn đề là bạn chấp nhận được việc nào: nhận được nhiều vitamin D và có nguy cơ cao bị cháy nắng hay ung thư da? Hoặc nhận được ít vitamin D và nguy cơ cháy nằng và ung thư da thấp hơn?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh