Giun móc là ký sinh trùng gây nhiễm trùng cho người ở mọi độ tuổi. Giun xâm nhập vào cơ thể thông qua da và có thể gây ra một số các biến chứng.
Nhiễm giun móc thường xảy ra nhất ở khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Bất kì nơi nào có người và động vật sinh sống chung với nhau, kể cả thú cưng, thì nhiễm giun móc đều có thể xảy ra.
Có nhiều chủng giun móc khác nhau. Chủng gây bệnh cho người bao gồm Ancyclostoma duodenale và Necator americus.
Giun móc lây truyền khi người bị nhiễm giun thải phân vào trong đất hoặc khi dùng phân người để làm phân bón.
Nếu như có trứng giun ở trong phân, chúng có thể nở sau 1 đến 2 ngày khi đúng điều kiện.
Sau khi nở, ấu trùng có thể tồn tại trong vòng 3 đến 4 tuần trong đất. Ấu trùng cần 5 đến 10 ngày để trưởng thành trong đất.
Khi bệnh nhân tiếp xúc với đất bị nhiễm, ấu trùng giun móc có thể xâm nhập qua da.
Quá trình xâm nhập xảy ra khi bệnh nhân:
Sau khi thâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun móc sẽ di chuyển vào máu và các mạch bạch huyết để đến được phổi. Từ đó, ấu trùng sẽ di chuyển ngược lên họng khi bệnh nhân ho và nuốt ngược vào đường tiêu hóa.
Nếu như bệnh nhân nuốt phải giun móc trưởng thành, giun sẽ bám vào ruột non và hấp thu các chất dinh dưỡng từ máu người. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị thiếu máu do bị giun hút. Giun có thể sống trên 2 năm.
Giun cũng giao phối ngay trong ruột non. Từ đó, hàng ngàn trứng giun có thể đi vào phân người.
Giun móc không thể truyền thẳng từ người sang người. Quá trình lây nhiễm chỉ có thể xảy ra khi trứng giun phát triển thành ấu trùng bên trong đất.
Một số nhóm người có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao hơn bình thường, bao gồm:
Nguy cơ tăng cao ở những vùng có sử dụng phân người để bón cây trồng.
Những người bị nhiễm giun móc có thể có một số triệu chứng sau:
Có một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán nhiễm giun móc và các ảnh hưởng của chúng.
Bao gồm:
Thường sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc như - albendazole, mebendazole, hoặc pyrantel pamoate - trong vòng 1 đến 3 ngày để diệt ký sinh trùng. Đây là những thuốc thuộc nhóm thuốc xổ giun hoặc kháng ký sinh trùng.
Những bệnh nhân bị thiếu máu nặng có thể sẽ cần bổ sung sắt.
Các thuốc trên đều có cảnh báo đối với người mang thai. Bệnh nhân nên thông báo với nhân viên y tế nếu như có bầu để có thể được điều trị một cách chính xác.
Ở những nơi mà giun móc thường xuất hiện, người dân nên dùng thuốc phòng chống giun để bảo vệ mình khỏi nhiễm giun.
Một số biện pháp dự phòng có thể giúp tránh được sự lây nhiễm của giun móc:
Giun móc có thể hiện diện ở trong các con vật nuôi trong nhà, bao gồm cả chó và mèo.
Chủng giun móc ở động vật có thể lây nhiễm sang người trong vài trường hợp.
Vì vậy, nên kiểm tra định kỳ phân của vật nuôi, tần suất kiểm tra cao hơn ở chó con và mèo con.
Nên thực hiện ít nhất bốn lần kiểm tra ký sinh trùng đường ruột trong năm đầu và ít nhất 2 lần trong năm sau đó. Cũng như các xét nghiệm tầm soát khác, tình trạng sức khỏe của vật nuôi và một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ quyết định tần suất thực hiện xét nghiệm.
Để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng, nên kiểm soát kí sinh trùng phổ rộng quanh năm và nên dọn dẹp phân của thú vật trong hộp phân hoặc trong sân.
Các biện pháp phòng ngừa công cộng khác mà mọi người có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ truyền nhiễm bao gồm:
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh