Không chỉ đối mặt với vô vàn những hiểm nguy trên cung đường di chuyển, các tài xế còn phải đối diện với rất nhiều bệnh do đặc trưng của nghề mang lại, đặc biệt với những bác tài đường xa.
Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng trong danh sách các nước có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới với 50% dân số mắc bệnh, trong đó, các bác tài là một trong những đối tượng phổ biến nhất.
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh, song trong các điều kiện thuận lợi để trĩ dễ phát triển hơn là ngồi nhiều, ít vận động. Đây cũng chính là đặc trưng nghề nghiệp của tài xế. Những người mắc bệnh thường có biểu hiện đi ngoài ra máu thành giọt hoặc tia, táo bón, nếu nặng, có thể sờ thấy búi trĩ bên ngoài.
Nên làm: Các bác tài nên loại ghế ngồi mềm và êm, hạn chế lái xe liên tục trong nhiều giờ. Tài xế nên rời tay lái sau mỗi 2-3 tiếng để thay đổi tư thế, vận động tay chân trong khoảng10-15 phút trước khi bắt đầu.
Theo báo cáo của Trung tâm sức khỏe Allied, lái xe là nghề có tỷ lệ mắc các bệnh về lưng và cột sống rất cao, cứ 4 người lại có một người bị đau thắt lưng phải điều trị. Bởi ngồi trên ghế trong thời gian dài sẽ khiến lưng bị áp lực lớn.
Bên cạnh đó, những người làm nghề lái xe liên tục phải ngồi trên ghế lái trong một thời gian dài, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi và không gian đi lại vận động để giãn xương khớp, đặc biệt là các tài xế lái xe đêm sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nên làm: Các bác tài nên chú ý ngả ghế lái xe ra phía sau khoảng 20-30 độ, cầm vô lăng theo hướng 3h-9h và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cũng như luyện tập vận động xương cốt để hạn chế tình trạng này.
Đầu, cổ, vai là những bộ phận trên cơ thể mà tài xế ít hoạt động khi lái xe, do đó đây là những nơi mà các tài xế thường có cảm giác nhức mỏi. Khi được hỏi, đa số đều thừa nhận từng bị đau mỏi vai gáy, xương khớp hay tê tay.
Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng kéo dài, bệnh sẽ chuyển qua đau xương khớp với các chứng bệnh rất khó chữa như đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Nên làm: Các bác tài nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng ở mỗi chặng nghỉ, có thể dùng 2 bàn tay kẹp vào nhau và xoay tròn. Lắc đầu nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc gật đầu lên xuống, trái, phải.
Nghề lái xe đa phần là ngồi, ít vận động. Bên cạnh đó, do di chuyển liên tục, thời gian thời gian ăn uống không cố định, hay ăn đêm, chế độ ăn mất cân đối, thậm chí thường xuyên nhậu nhẹt, nên các bác tài đường xa thường mắc béo phì.
Nên làm: Tránh những thói quen không tốt trên, tránh ăn khuya và đồng thời ăn nhiều chất xơ như rau xanh để ngăn chặn tình trạng béo phì.
Những tài xế thường phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Với lái xe đường dài, áp lực cao hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn, độ căng thẳng cao hơn dẫn tới căng thẳng. Thêm vào đó, những lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, trong khi đó lại phải ăn nhanh, di chuyển ngay sau khi ăn.
Đó chính là hai lý do chính dẫn tới căn bệnh đau dạ dày các bác tài hay gặp. Đây là căn bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của họ.
Nên làm: Bố trí thời gian ăn, nghỉ hợp lý, khoa học như tránh ăn uống thất thường, vận động nặng, lái xe ngay khi vừa ăn xong, tránh uống bia rượu và các chất kích thích.
Thường xuyên lái xe và tập trung cao độ khiến võng mạc của mắt hoạt động hết công suất, đồng thời do ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài như bụi bặm, không khí ô nhiễm sẽ khiến các tài xế dễ mắc các căn bệnh về mắt.
Nên làm: Dùng thuốc nhỏ mắt, đeo kính tránh bụi bặm, nắng. Ngoài ra, chế độ làm việc không quá căng thẳng cũng sẽ tránh làm mắt phải hoạt động quá nhiều. Tài xế có thể dùng thêm các loại thuốc bổ mắt…
Theo nghiên cứu, có tới 25% lái xe tải chỉ ngủ ít hơn hoặc bằng 2 tiếng, 35% chỉ ngủ 2-4 tiếng, 31% ngủ 4-6 tiếng khi đang làm việc. Điều này rất nguy hiểm do họ thường lái xe xuyên đêm, ngủ nghỉ thất thường. Chính vì vậy, tài xế có thể đối mặt với các chứng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh.
Nên làm: Lái xe đường dài nên có bạn đồng hành để thay phiên nhau nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức và mất ngủ thường xuyên.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh