✴️ Kỹ thuật làm áo nẹp mềm cố định cột sống

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Áo nẹp mềm cố định cột sống (TLSO- Thoracic Lumbar Sacral Orthosis) là vật tư y tế dùng trong điều trị, phục hồi chức năng nhằmcố định, kiểm soát bên ngoài phần cột sống thắt lưng.

Áo nẹp mềm cố định cột sống thường được làm từ vải chun, các vật liệu mềm và các phụ liệu khác.

Các chức năng của áo nẹp mềm:

Giúp ổn định phần cột sống thắt lưng.

Giảm chịu lực một phần lên thân các đốt sống và đĩa đệm vùng thắt lưng.

Tiểu chuẩn chất lượng:

Thẩm mỹ:

Trọng lượng nhẹ.

Sạch sẽ, đường may đẹp.

Chất liệu vải thấm mồ hôi.

Kỹ thuật:

Chiều dài của nẹp đủ dài ôm vùng tổn thương.

Chiều dài áo phần trước phía dưới ôm đủ phần mềm bụng dưới.

Giảm tải được áp lực vùng bụng tì đè lên cột sống.

Đúng vị trí 3 điểm lực nắn chỉnh trước sau.

Phần thân cải thiện dựng thẳng.

Áo nẹp ôm sát đúng theo hình dáng vùng thắt lưng chậu.

Chiều cao áo nẹp: phải cao hơn vùng cần điều trị.

Thanh tăng cường phía sau uốn theo hình dáng vùng lưng.

Độ bền của nguyên vật liệu:

Vải  tối đa 6 tháng.

Đai chun tối đa 6 tháng.

Thoải mái:

Không đau.

Không cản trở hoạt động hàng ngày.

Không bị đẩy lên khi ngồi.

Áo nẹp mềm cố định cột sống

 

CHỈ ĐỊNH

Áo nẹp mềm cố định cột sống dùng điều trị, phục hồi chức năng cho các trường hợp bệnh lý sau:

Thoát vị, phồng đĩa đệm hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

Ngăn ngừa các nguy cơ thoát vị và trật đốt sống thắt lưng.

Thoái hoá cột sống thắt lưng.

Ổn định vùng cột sống thắt lưng sau chấn thương.

Các yếu tố nguy cơ khác gây mất ổn định cột sống thắt lưng.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với nguyên vật liệu.

Các trường hợp có tổn thương nặng cấp như vỡ thân đốt sống hoặc trật đốt sống vùng thắt lưng do tai nạn và có chỉ định phẫu thuật.

Bề mặt da bị tổn thương nặng và có các vết thương hở vùng điều trị.

Người bệnh từ chối sử dụng dịch vụ.

Người bệnh không hợp tác dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ Phục hồi chức năng.

Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.

Kỹ thuật viên Chỉnh hình.

Phương tiện thực hiện

Máy móc và dụng cụ chuyên dụng như:

Máy khâu chuyên dụng.

Dụng cụ cầm tay như kéo, kim chỉ.

Nguyên vật liệu băng đa, vải, chun, kim chỉ các phụ liệu khác.

Người bệnh

Được giải thích, hướng dẫn và hợp tác trong quá trình điều trị và thực hiện theo các quy định hiện hành

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ, bệnh án đầy đủ, có chẩn đoán, chỉ định rõ ràng.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh

Kiểm tra phim X-Quang, xác định mức độ tổn thương.

Chỉ định phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Bước 2. Đo chu vi kích thước

Chu vi vùng eo – ngang rốn.

Chiều cao phần trước bụng và sau lưng.

Bước 3. Thiết kế và May áo nẹp mềm

Đo kích thước,cắt vải chun, phụ liệu khác và may bằng máy may chuyên dụng.

Bước 4. Thử trên người bệnh

Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản dụng cụ.

Dụng cụ phải đảm bảo chức năng cần thiết cho người bệnh.

Chỉnh sửa, mặc vào cho người bệnh, kiểm tra độ vừa vặn.

Bước 5. Hoàn thiện áo

Kiểm tra chức năng, thẩm mỹ và sự hài lòng của người bệnh trước khi trao trả áo nẹp.

Người bệnh ký và nhận áo nẹp.

 

THEO DÕI, TÁI KHÁM

Theo dõi người bệnh trong quá trình làm áo nẹp.

Tái khám

Định kì 1 - 3 tháng/lần.

Đánh giá kết quả sử dụng của áo nẹp với tiêu chí và yêu cầu đặt ra ban đầu cho người bệnh.

Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh với áo nẹp được cung cấp.

Kiểm tra độ vừa vặn của áo nẹp.

Kiểm tra tình trạng nẹp nếu dây đai, móc khóa do quá trình sử dụng: thay dây đai, móc khóa sửa chỉnh cho vừa vặn, phù hợp.

Chỉ định làm mới trong các trường hợp sau:

Hết thời gian sử dụng của nguyên vật liệu.

Thay đổi thiết kế để phù hợp với tiến trình điều trị, phục hồi chức năng của người bệnh.

Thay đổi thiết kế để phù hợp với thay đổi về thể chất của người bệnh.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Đau, trầy da, da đổi màu, chai do tỳ đè quá mức tại các điểm cần nắn chỉnh và điểm chịu lực do quá trình làm áo nẹp: Điều chỉnh, thay thế, thay đổi hoặc làm mới nhằm đảm bảo duy trì tốt chức năng hỗ trợ của áo nẹp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top