Một số điều cần lưu ý về dự phòng co giật

CDC Mỹ cho rằng, nếu bạn xuất hiện nhiều hơn 2 cơn cơ giật, bạn sẽ được chẩn đoán bị động kinh. Nếu bạn bị động kinh hoặc các tình trạng khác làm tăng nguy cơ tái phát động kinh, thì việc dự phòng co giật là rất quan trọng.

Một số điều cần lưu ý về dự phòng co giật

Bạn cần biết rằng có nhiều loại co giật khác nhau có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau trong não. Trải nghiệm bị co giật ở mỗi người cũng khác nhau, ví dụ như:

  • Khó suy nghĩ
  • Chấn thương
  • Tử vong

Dự phòng co giật phụ thuộc vào kế hoạch kiểm soát và điều trị chung, ví dụ như sử dụng các loại thuốc kê đơn.

 

Những mẹo dự phòng tình trạng co giật

Uống thuốc đúng đơn

Các thuốc chống co giật được tạo ra để giúp dự phòng tình trạng co giật. Bạn không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, kể cả khi bệnh của bạn đã được cải thiện. Trên thực tế, không sử dụng đúng loại thuốc sẽ làm tăng nguy cơ co giật không kiểm soát được. Ngoài ra, nếu bạn bo ra nếu bạn bỏ uống thuốc cũng có thể xuất hiện hội chứng cai của thuốc co giật. Ngộ độc thuốc do uống quá nhiều thuốc một lần cũng có thể dẫn đến các phản ứng tiêu cực, bao gồm cả co giật.

Không sử dụng rượu bia

Rượu bia không được khuyến nghị đối với những người bị động kinh do làm tăng nguy cơ co giật. Bạn có thể dự phòng các cơn co giật bằng cách tránh sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, nếu bạn là người lạm dụng rượu, hãy đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ về việc cai rượu một cách an toàn.

Tránh lạm dụng chất

Ngoài việc tránh sử dụng đồ uống có cồn, việc tránh lạm dụng các chất cũng nên trở thành một phần trong quá trình điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong việc tránh sử dụng các thuốc cấm hoặc các thuốc bất hợp pháp.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây co giật ở những người bị động kinh. Bạn có thể giúp làm giảm nguy cơ co giật bằng cách kiểm soát căng thẳng bằng cách:

  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục
  • Dành đủ thời gian để nghỉ ngơi

Duy trì lịch ngủ đều đặn

Thức dậy và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày có thể giúp bạn duy trì lịch ngủ đều đặn. Mệt mỏi và thiếu ngủ ngắn hạn được coi là nguyên nhân gây co giật, vì vậy, ngủ đủ giấc có thể giúp dự phòng các tình trạng này.

Ăn uống đúng giờ

Hạ đường huyết do bỏ bữa có thể gây co giật, đặc biệt là với những người bị tiểu đường. Do vậy, việc duy trì lịch ăn uống đều đặn và có các nguồn cung cấp đường glucose nhanh là điều nên làm nếu bạn bị tiểu đường.

Tránh các ánh sáng chớp nháy

Theo Hiệp hội Co giật Hoa Kỳ, có khoảng 3% số người bị động kinh sẽ gặp phải một dạng động kinh hiếm gặp do nhạy cảm với ánh sáng. Với dạng động kinh này, các cơn co giật có thể khởi phát nếu gặp phải ánh sáng chớp nháy hoặc các trạng thái tương phản của ánh sáng.

Nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng, nếu tiếp xúc quá nhiều với những dạng ánh sáng này có thể gây co giật ngay lập tức.

Mặc dù các loại thuốc chống động kinh có thể giúp dự phòng tình trạng co giật, nhưng tốt nhất bạn nên tránh ánh sáng chớp nháy cũng như các loại đèn dạng hình học. Chơi điện tử với những hình ảnh chuyển động nhanh cũng có thể gây co giật ở một số người. Trường hợp nếu bạn bất ngờ bị tiếp xúc với những luồn ánh sáng như thế, bạn cần che mắt lại ngay lập tức để giúp dự phòng các cơn co giật.

Bảo vệ đầu khỏi chấn thương

Chấn thương đầu có thể dẫn đến các cơn co giật đơn lẻ hoặc co giật tái phát ở những người không bị động kinh. Các cơn co giật liên quan đến chấn tương có thể xảy ra sau nhiều tuần, nhiều tháng sau chấn thương.  Nếu bạn bị co giật sau khi chấn thương đầu, nguy cơ gặp phải một cơn co giật khác trong tương lai sẽ tăng gấp đôi.

Chấn thương đầu cũng có thể gây co giật ở những người đã bị động kinh. Do vậy, nên bảo vệ đầu để dự phòng các chấn thương có thể xảy ra: đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt ván hoặc thi đấu thể thao đối kháng. Bạn cũng có thể luyện tập những bài tập về khả năng giữ thăng bằng để giúp làm giảm nguy cơ té ngã.

Gọi cấp cứu nếu trẻ sơ sinh sốt cao

Một số trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ có nguy cơ bị co giật do sốt. Cơn co giật này thường do các cơn số trên 38 độ C gây ra và có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng. Không phải tất cả các trẻ sơ sinh bị sốt cao đều bị co giật và các cơn co giật này có thể xảy ra sau nhiều giờ bị sốt. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu trẻ bị co giật. Trẻ bị co giật do sốt có thể có nguy cơ bị co giật sau này cao hơn, do vậy, có thể trẻ sẽ phải dùng thuốc.

 

Nên làm gì trong trường hợp cấp cứu

  • Giữ bình tĩnh
  • Đặt gối ở phía dưới đầu nạn nhân
  • Đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên nếu không có gối kê đầu
  • Di chuyển đồ đạc xung quanh ra xa nạn nhân để tránh chấn thương
  • Ghi chú lại thời gian bắt đầu và kết thúc cơn co giật
  • Ở bên nạn nhân trong suốt cơn co giật, có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc 2-3 phút.

 

Không nên làm gì?

  • Không nên đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân để dự phòng nạn nhân cắn vào lưỡi vì có thể sẽ gây chấn thương
  • Không nên di chuyển nạn nhân sang phòng khác, khu vực khác
  • Không nên ghì, giữ chặt nạn nhân
  • Không nên để nạn nhân một mình

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top