✴️ Chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi túi mật gây viêm

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm phía mặt dưới của gan. Túi mật chứa dịch mật và tiết chúng vào ruột non trong quá trình tiêu hóa. Dịch mật là chất lỏng có màu vàng được tạo ra từ gan. Dịch mật giúp cơ thể phân giải chất béo và thải trừ các chất thải.

Chẩn đoán

Bệnh nhân sẽ được ghi chép lại bệnh sử, triệu chứng và sau đó sẽ được thăm khám lâm sàng.

Ngoài ra bệnh nhân còn được cho thực hiện siêu âm nhằm phát hiện được:

  • Sỏi túi mật;
  • Dịch xung quanh túi mật;
  • Dày thành túi mật.

Nếu như triệu chứng vẫn tiếp diễn thì xét nghiệm máu có thể cung cấp thêm thông tin.

Các kỹ thuật hình ảnh học khác có thể được chỉ định như CT hay MRI nếu như chẩn đoán chưa được chắc chắn.

Điều trị

Bệnh nhân của cả hai dạng viêm túi mật đều cần được điều trị tại bệnh viện.

Mục tiêu của điều trị là:

  • Kiểm soát triệu chứng.
  • Làm giảm viêm ở túi mật.

Tùy vào độ nặng của triệu chứng mà bước tiếp cận đầu tiên có thể là:

  • Dẫn lưu dịch mật, để làm giảm áp lực lên túi mật đang viêm.
  • Truyền dịch đường tĩnh mạch nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước.

Các thuốc sau cũng có thể được dùng:

  • Kháng sinh để chống lại nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau.

Các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm trong vòng vài ngày.

Phẫu thuật

Một số trường hợp sẽ cần được thực hiện phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ thường được cắt túi mật thông qua phẫu thuật nội soi.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể xuất viện trong vòng vài ngày và thời gian hồi phục thường chỉ là 1 tuần.

Nếu như bệnh nhân bị viêm túi mật mạn thì phẫu thuật sẽ được thực hiện khi vừa qua một đợt cấp.

Bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật trong vòng 48 giờ nếu:

  • Túi mật bị viêm cấp tính và phẫu thuật không gây ra nguy cơ nào;
  • Bệnh nhân lớn tuổi hoặc bị tiểu đường;
  • Nghi ngờ có biến chứng như abscess hay hoại tử;
  • Viêm túi mật có sỏi.

Nếu như phẫu thuật có nguy cơ cao do các bệnh khác như tim, phổi hay thận thì có thể được trì hoãn cho đến khi các bệnh khác đã được điều trị hoặc kiểm soát tốt.

điều trị

Chế độ ăn trước và sau khi phẫu thuật

Bệnh nhân nên dùng các thực phẩm ít béo trong vòng nhiều tuần trước khi phẫu thuật.

Hầu hết các bệnh nhân đều có thể ăn uống như bình thường vài tiếng sau khi phẫu thuật mà không cần phải tuân thủ theo bất kỳ chế độ ăn nào.

Tuy nhiên, tốt hơn nên:

  • Bắt đầu bằng các bữa ăn nhỏ;
  • Tránh dùng thức uống chứa caffein;
  • Tránh dùng thức ăn cay và béo;
  • Tăng hàm lượng chất xơ trong bữa ăn.

Các cách trên có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của phẫu thuật như:

  • Khó tiêu;
  • Đầy hơi;
  • Chướng bụng;
  • Tiêu chảy.

Nhìn chung thì chế độ ăn cân bằng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Nên có chế độ ăn bao gồm:

  • Nhiều rau củ quả tươi;
  • Thực phẩm nhiều xơ như bánh mì nguyên cám, mì Ý;
  • Các thực phẩm ít đường, chất béo và muối.

Sống không có túi mật

Mặc dù túi mật là nơi dự trữ dịch mật nhưng nó không phải là một cơ quan thiết yếu và con người có thể sống bình thường mà không cần đến nó.

Dịch mật vẫn có thể đi đến ruột non được thông qua các đường ống dẫn mật trong gan.

Phòng ngừa

Ngăn chặn sự hình thành của sỏi túi mật có thể làm giảm nguy cơ bị viêm túi mật.

Chế độ ăn hợp lý, tập thể dục đều đặn có thể giữ được cân nặng ở mức khỏe mạnh và ngăn ngừa sỏi túi mật.

Và nên nhớ rằng không nên giảm cân quá nhanh và luôn đảm bảo rằng chế độ ăn có chứa nhiều chất xơ, trái cây, rau quả tươi và ít béo.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm trong viêm túi mật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top