ĐỊNH NGHĨA
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong quá trình lao động.
YẾU TỐ GÂY BỆNH
Thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong môi trường lao động.
NGHỀ, CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP VÀ NGUỒN TIẾP XÚC
Công nghiệp dệt, thuộc da, hóa chất và dược phẩm có sử dụng thủy ngân;
Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật;
Xử lý quặng, vàng, bạc,
Thai khác, tách chiết thủy ngân,
Chế tạo, bảo dưỡng và tiêu hủy các dụng cụ, thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân như: amangan, ắc quy, chấn lưu khí áp kế, nhiệt kế, phổ kế, bóng X-quang, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử nung sáng, gương, phích;
Nghề, công việc khác có tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân.
GIỚI HẠN TIẾP XÚC TỐI THIỂU
Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:
Nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành;
Thủy ngân niệu >500 µg/g creatinin hoặc thủy ngân máu >18µg/dl.
Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:
Tiếp xúc với thủy ngân trong quá trình lao động;
Nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
Thủy ngân niệu > 50 µg/g creatinin hoặc thủy ngân máu > 15 µg/L.
THỜI GIAN TIẾP XÚC TỐI THIỂU
Nhiễm độc cấp tính: 2 giờ;
Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.
THỜI GIAN BẢO ĐẢM
Nhiễm độc cấp tính:
7 ngày;
Nhiễm độc mạn tính:
Tổn thương da: 15 ngày;
Tổn thương tiêu hóa, răng, miệng, viêm mũi: 1 tháng;
Tổn thương thần kinh, thận: 1 năm.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Nhiễm độc cấp tính
Có thể có những triệu chứng sau:
Hô hấp: Ho, khó thở, đau ngực, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, phù phổi do hóa chất;
Tiêu hóa: Có vị kim loại, tăng tiết nước bọt, viêm miệng và lợi, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy;
Da: Ban, dát, viêm da;
Viêm kết mạc;
Thần kinh và tâm thần: Đau đầu, run rẩy, giật cơ và rung cơ cục bộ, ảo giác, trạng thái kích thích, rối loạn cảm xúc, hành vi bạo lực và xu hướng tự sát;
Thận: Tổn thương ống thận, hoại tử ống thận, suy thận.
Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
Tiêu hóa: Có vị kim loại, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, viền thủy ngân đen dọc theo bờ nướu lợi, răng lung lay hoặc rụng, hoại tử túi lợi, viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày ruột;
Tổn thương niêm mạc mũi: Ngứa, hắt hơi, xổ mùi, chảy máu cam, rối loạn khứu giác;
Tâm thần kinh:
Run: mi mắt, da mặt, ngón tay, bàn tay khi nghỉ;
Rối loạn thăng bằng tiểu não;
Cảm xúc dễ thay đổi, sợ sệt, trạng thái kích thích, hưng phấn tâm thần và dễ cáu giận, lo âu, suy sụp tinh thần;
Suy giảm nhận thức: khó tập trung, giảm trí nhớ, tâm thần vận động chậm chạp và thiếu chính xác;
Thần kinh ngoại biên: Giảm hoặc mất cảm giác, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác trên điện cơ;
Mất ngủ, mệt mỏi và đau đầu.
Thận: Viêm cầu thận, ống thận, hội chứng thận hư, bệnh lý thận do kháng thể kháng màng đáy cầu thận;
Da: Ban, dát, viêm da;
Trong nhiễm độc alkyl-thủy ngân ảnh hưởng tới mắt (gây giảm thị lực, thay đổi màu mắt, thu hẹp thị trường kiểu đồng tâm), tai (giảm thính lực).
Thai sản: mẹ mang thai tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt với thủy ngân hữu cơ trong 3 tháng; đầu thì trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển về trí tuệ và vận động.
Cận lâm sàng
Nhiễm độc cấp tính:
Thủy ngân trong máu > 18µg/dL hoặc thủy ngân niệu > 500 µg/g creatinine;
Nhiễm độc mạn tính:
Thủy ngân niệu > 35 µg/g creatinine.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc thủy ngân không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.
HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh