Những đặc thù công việc ít phải vận động, ngồi nhiều, làm việc nhiều với máy tính, stress thường xuyên,… chính là những nguyên nhân khiến bệnh nhồi máu cơ tim tấn công dân văn phòng.
Ngồi lâu một chỗ, ít vận động sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, những người ngồi một chỗ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh huyết áp cao hơn người thường.
Số liệu thống kê của các nhà khoa học cho thấy, mỗi ngày chúng ta ngồi trung bình 8-9 giờ. Có thể ngồi một lúc chúng ta chưa cảm thấy vấn đề gì đối với sức khỏe, nhưng nếu ngồi từ 2 tiếng trở lên, chắc chắn sẽ có cảm giác khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim tấn công dân văn phòng.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đột quỵ do nhồi máu cơ tim. Điều đáng nói là bệnh tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh và trong đó những người thường xuyên ngồi làm việc có nguy cơ cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Béo phì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim. Người béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 40% so với những người bình thường. Theo thống kê trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Dân văn phòng là đối tượng dễ bị bệnh đái tháo đường tấn công do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều chất béo và đường. Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.
Làm việc với máy tính nhiều, thức khuya là những điều kiện thuận lợi khiến dân văn phòng hút thuốc lá. Trong khi đó thuốc lá là kẻ thù số 1 của tim mạch, “kẻ sát nhân” lạnh lùng, chất nicotin trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Theo thống kê thì có 67,5% bệnh nhân nhồi máu cơ tim nghiện thuốc lá.
Ngoài ra, thường xuyên bị căng thẳng, lười vận động, sử dụng vitamin kéo dài…cũng là tác nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim gần hơn.
Để có một trái tim khỏe mạnh, cần kết hợp nhiều phương pháp, từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày: luyện tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý để ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa,…chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung chất xơ có trong rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đạm và béo, tránh ăn quá mặn…và duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ, giúp phát hiện, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch tốt nhất. Ngoài ra, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về y tế, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói quen không tốt có hại cho sức khỏe.
Phần lớn các bệnh lý ở dân văn phòng thường không có triệu chứng rõ ràng, việc nhận biết, phát hiện sớm bệnh hết sức khó khăn, dẫn tới tình trạng bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu suất công việc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh