Sỏi tiết niệu được kết tinh từ những khoáng chất khó tan trong nước tiểu bị lắng đọng lâu ngày. Phần lớn sỏi được hình thành tại thận. Sau đó chúng theo dòng chảy nước tiểu di chuyển xuống các vị trí thấp hơn của đường niệu hình thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Với sỏi nhỏ hoặc chưa gây biến chứng, chỉ định ưu tiên là điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn và lối sống.
Với sỏi kích thước lớn gây biến chứng, chỉ định bắt buộc là điều trị ngoại khoa. Nếu như trước đây, việc mổ mở làm sạch sỏi là phương án lựa chọn duy nhất. Phương pháp này khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và phải mất rất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của y học, các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đang được ứng dụng trong điều trị sỏi tiết niệu: an toàn, ít xâm lấn, làm sạch sỏi nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát sỏi.
Vậy tán sỏi là gì? Bản chất của tán sỏi là dùng nguồn năng lượng (sóng điện từ, tia laser) tán vụn sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Những vụn sỏi sau đó tự bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường niệu hoặc được hút ra ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng.
Các phương pháp tán sỏi bao gồm: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi ngược dòng và tán sỏi bằng ống mềm. Mỗi phương pháp hiệu quả cho sỏi tiết niệu ở vị trí và kích thước nhất định.
Sau đây là thông tin chi tiết về từng phương pháp tán sỏi nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn tán sỏi là gì và ứng dụng điều trị trong các trường hợp cụ thể.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng điện từ từ bên ngoài cơ thể hội tụ tập trung vào viên sỏi. Năng lượng của sóng sẽ phá vỡ cấu trúc sỏi thành những vụn sỏi. Sau đó, những vụn sỏi này sẽ tự thoát ra ngoài cơ thể theo đường tiểu từ 7-14 ngày sau tán sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể chỉ định trong trường hợp người bệnh có sỏi niệu quản ⅓ trên dưới 15mm hoặc sỏi thận kích thước dưới 15mm.
Đây được xem là phương pháp nhẹ nhàng và an toàn bậc nhất cho người bệnh: không có bất kỳ can thiệp y khoa nào khác vào cơ thể, không mổ, không đau và ra viện ngay. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình tán sỏi, ra viện ngay sau đó, có thể quay trở lại làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện đối với những sỏi rắn (sỏi canxi oxalat), sỏi cystin. Hiệu quả tán sỏi không cao với những sỏi kích thước lớn hơn 15mm, và thường phải tán lại từ 2-3 lần. Bên cạnh đó, tán sỏi ngoài cơ thể không thực hiện được cho người bệnh bị hẹp niệu quản ở đoạn dài phía dưới sỏi, người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc người bệnh bị rối loạn đông máu.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ từ 0.5 – 10mm từ bên ngoài da vào vị trí có sỏi. Sau đó đưa máy nội soi qua đường hầm để vào tìm sỏi. Một máy nội soi chuyên dụng sẽ được đưa qua đường hầm vào tìm sỏi. Sau khi xác định chính xác vị trí sỏi qua màn hình nội soi, bác sĩ sử dụng năng lượng laser tán sỏi thành từng mảnh nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài thông qua đường hầm.
Phương pháp được thực hiện khi người bệnh có sỏi niệu quản ⅓ trên kích thước >15mm và sỏi thận kích thước >15mm.
Tán sỏi qua da là phương pháp can thiệp ngoại khoa xâm lấn tối thiểu nhất. Người bệnh ít đau, ít chảy máu, sẹo nhỏ không đáng kể, đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau 3 ngày nằm viện, người bệnh có thể về nhà và trở lại làm việc bình thường sau khoảng 1 tuần..
Phương pháp này không thực hiện cho người bệnh mắc các biến chứng đi kèm như suy thận, viêm đường tiết niệu hoặc phụ nữ đang có thai.
Đây là phương pháp sử dụng ống soi niệu quản, đi từ vùng niệu đạo đến bàng quang hoặc niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Rồi sử dụng nguồn năng lượng laser để “bắn phá” viên sỏi thành nhiều mảnh sỏi vụn. Sau đó tiến hành bơm rửa và gắp hết các vụn sỏi ra ngoài.
Phương pháp áp dụng cho người bệnh có:
Đây là phương pháp lấy sỏi theo đường “tự nhiên”. Người bệnh không có vết mổ nào trên cơ thể nên không phải chịu đớn, mất nhiều máu hay những nguy cơ sau phẫu thuật như khi mổ hở. Người bệnh có thể ra viện luôn trong ngày và sớm trở lại học tập và làm việc bình thường.
Phương pháp này không thực hiện trên người bệnh suy thận, người viêm đường tiết niệu đang điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm hoặc người bị dị dạng niệu quản (hẹp, gấp khúc) do không đặt được máy nội soi.
Nội soi tán sỏi mềm bằng laser kỹ thuật làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên” bằng cách đưa ống nội soi mềm qua từ niệu đạo qua bàng quang lên niệu quản – bể thận, vào thận. Sau đó dùng nguồn năng lượng từ tia laser để tán sỏi thành những mảnh vụn. Những vụn sỏi sẽ được hút bỏ ra ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng.
Phương pháp thực hiện cho người bệnh có sỏi thận kích thước dưới 25mm.
Phẫu thuật tán sỏi bằng ống mềm không có vết mổ, không đau và không để lại sẹo. Đây là phương pháp ít gây tổn hại đến thận. Ảnh hưởng của nó đến chức năng thận là dưới 1% ít hơn rất nhiều so với việc mất vĩnh viễn 25-30% khi mổ mở lấy sỏi. Người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng và có thể xuất viện sau 2 ngày tán sỏi.
Phương pháp này cũng không được chỉ định trên những người bệnh bị nhiễm trùng đường niệu, người bị hẹp hoặc gấp khúc niệu quản
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi truyền thống nhưng tán sỏi công nghệ cao điều trị sỏi tiết niệu vẫn còn tiềm ẩn vài biến chứng sau:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt sau tán có vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh bình phục và hạn chế khả năng tái phát sỏi. Gia đình và người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất giải đáp tán sỏi là gì và tổng hợp về các phương pháp tán sỏi công nghệ cao điều trị sỏi tiết niệu. Hi vọng người bệnh đã có thêm kiến thức và hiểu được kỹ thuật tán sỏi là gì và ứng dụng của từng phương pháp tán sỏi trong trường hợp bệnh cụ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh