Dấu hiệu cảnh báo của bệnh phì đại tuyến tuyền liệt

Ở nam giới, tuyến tiền liệt sẽ liên tục phát triển trong suốt cuộc đời. Khi tuyến tiền liệt trở nên lớn hơn bình thường, thì sẽ được gọi là phì đại tuyến tiền liệt hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Cần lưu ý rằng, phì đại tuyến tiền liệt không phải là ung thư.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính phổ biến hơn khi nam giới già đi. Theo tổ chức Ung thư Tuyến tiền liệt, khoảng 20% nam giới ở độ tuổi 50 bị phì đại tuyến tiền liệt, 60% nam giới ở độ tuổi 60 và 70% nam giới ở độ tuổi 70.

Bạn có thể hoàn toàn tự kiểm tra các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt, nếu có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nghi ngờ bạn cần đi khám sớm nhất khi có thể.

Triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt

Khi tuyến tiền liệt phát triển quá mức sẽ gây ra chèn ép niệu đạo và gây ảnh hưởng đến bàng quang. Điều này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự đi qua của nước tiểu và làm cho bạn khó đi tiểu. Theo thời gian, các cơ bàng quang có thể bị yếu đi và không còn khả năng làm rỗng hoàn toàn, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng tại thận. Trong một số trường hợp ít phổ biến hơn, đường tiểu bị chặn hoàn toàn và đây là trường hợp được coi là một cấp cứu y tế.

Nhiều triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt có liên quan đến đi tiểu, gồm:

  • Cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên
  • Đi tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng giấc ngủ
  • Thường xuyên gặp khó khăn khi bắt đầu đi tiểu
  • Dòng nước tiểu yếu, chậm hoặc có thể bị ngắt quãng
  • Nước tiểu nhỏ giọt sau khi đi tiểu
  • Còn cảm giác vẫn chưa đi tiểu hết
  • Không thể đi tiểu

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu hoặc sau khi xuất tinh
  • Nước tiểu có màu hoặc có mùi bất thường

 

Các tình trạng bệnh có triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt

Một số tình trạng bệnh lý có sự tương đồng với phì đại tuyến tiền liệt và có thể gây các triệu chứng tương tự, bạn có thể liên quan đến một hoặc nhiều bệnh lý cùng lúc nhưng những bệnh lý này không nhất thiết phải là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác

  • Viêm tuyến tiền liệt: đây là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm do nhiễm vi khuẩn
  • Ung thư tuyến tiền liệt: bệnh lý này xuất hiện khi các tế bào ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang gây đau và đi tiểu thường xuyên
  • Bàng quang hoạt động quá mức do sự co thắt trong bàng quang khiến cho bạn muốn đi tiểu lại ngay cả khi vừa mới đi
  • Bệnh tiểu đường, một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường là đi tiểu nhiều
  • Béo phì: quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và gây ra cảm giác cần đi tiểu nhiều.
  • Ung thư bàng quang: có thể xảy ra nếu có máu trong nước tiểu cùng với việc đi tiểu thường xuyên.
  • Viêm bàng quang kẽ: tình trạng viêm khiến cho bạn tăng nhu cầu đi tiểu gấp và thường xuyên, kèm theo đau vùng chậu.

 

Khi nào bạn cần liên hệ với bác sĩ?

Bất kỳ ai có triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt cần được đi khám ngày để được loại trừ các bệnh lý khác. Thêm vào đó, điều trị sớm giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu của bệnh.

Ngoài ra bạn cần đi đến phòng cấp cứu gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng khẩn cấp sau:

  • Bạn không thể đi tiểu
  • Bạn bị sốt, ớn lạnh kèm theo đi tiểu đau, đi tiểu nhiều lần.
  • Có máu trong nước tiểu
  • Bạn bị đau ở vùng bụng dưới và hệ tiết niệu

 

Một số câu hỏi thường gặp

Phì đại tuyến tiền liệt không phải là ung thư và không có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn. Khoảng 25% nam giới bị mắc bệnh tăng sản tiền liệt lành tính ở Mỹ gặp vấn đề về tiểu tiện và cần phải điều trị. Ngoài ra một số câu hỏi phổ biến liên quan đến tình trạng này gồm:

Điều gì xảy ra khi tuyến tiền liệt của nam giới bị phì đại?

Khi tuyến tiền liệt bị phì đại quá mức, tuyến tiền liệt sẽ đề lên bàng quang và chèn ép niệu đạo. Điều này sẽ làm chậm hoặc chặn dòng chảy của nước tiểu.

Có hai loại phì đại tuyến tiền liệt, một trường hợp các tế bào phát triển xung quanh niệu đạo, một trường hợp khác là các tế bào sẽ phát triển ở cổ bàng quang. Và ở trường hợp thứ hai, các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bị phì đại.

Tuyến tiền liệt đã bị phì đại có thể trở lại bình thường hay không?

Khi tuyến tiền liệt đã bị to ra, một số loại thuốc điều trị sẽ giúp thu nhỏ tuyến tiền liệt trở lại. Các loại thuốc này sẽ ngăn tuyến tiền liệt phát triển, giảm kích thước hiện tại và giãn đường tiết niệu để giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu.

Những loại thuốc này gồm: Thuốc chặn beta để làm giãn cơ, thuốc ức chế men khử 5 alpha để ngăn tuyến tiền liệt chuyển đổi testosterone thành testosterone có hoạt tính sinh học (DHT)

Ngoài ra một số phương pháp phẫu thuật cũng sẽ giúp loại bỏ các phần tuyến tiền liệt bị phì địa hoặc giúp mở rộng niệu đạo.

Nguyên nhân gây ra phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra phì đại tuyến tiền liệt, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình lão hóa đóng một vai trò nào nó. Khi già đi, nồng độ testosterone giảm nhưng nồng độ estrogen lại không thay đổi, sự thay đổi nồng độ hormone này có thể gây ra sự tăng sinh các tế bào.

Một ý khiến khác cho rằng vai trò của hormone DHT đóng một vai trò rất quan trong trong sự phát triển của tuyến tiền liệt. Vì một số loại thuốc ức chế 5-alpha reductase sẽ gây thu nhỏ tuyến tiền liệt bằng các làm chậm quá trình sản xuất DHT.

Phì đại tuyến tiền liệt là một vấn đề phổ biến ở nam giới khi già đi. Mặc dù các nghiên cứu chưa chỉ ra nguyên nhân rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi của nội tiết tố liên quan đến tuổi đóng một vai trò quan trọng gây ra bệnh.

Tuyến tiền liệt bị phì đại có thể chèn ép vào niệu đạo gây tăng áp lực lên bàng quang, từ đó khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn bị sốt, cảm thấy ớn lạnh hoặc có máu trong nước tiểu, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lạp tức. Mất khả năng đi tiểu hoàn toàn cũng cần được xử lý như một trường hợp cấp cứu y tế.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top