Polyp xoang hàm tuy không phổ biến nhưng không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và cần làm gì để giảm những biến chứng do bệnh lý này gây ra.
Polyp xoang hàm là một trong những dạng tăng sinh niêm mạc dưới vùng xoang hàm tạo nên những khối có cuống hoặc không có cuống trông giống khối u nhưng hoàn toàn lành tính. Tuy nhiên, các polyp này nếu phát triển quá to thì kích thước của chúng sẽ gây chiếm không gian của xoang hàm, gây hiện tượng bít, tắc, khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở và khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
Polyp vùng xoang hàm có thể coi là hệ quả của việc bệnh lý tai mũi họng không được điều trị dứt điểm dẫn đến mạn tính và tạo điều kiện để các polyp được hình thành. Cụ thể:
– Polyp do hệ quả của viêm xoang mạn không điều trị. Tình trạng viêm xoang khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến các tế bào có thể bị kích thích gây tăng sinh, hình thành các khối polyp.
– Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý thứ 2 trong nhóm nguyên nhân gây polyp vùng xoang hàm. Các tác nhân như vi khuẩn, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc,…. là nguyên nhân gây nên dị ứng ở nhiều người. Phản xạ hắt hơi liên tục hay sụt sịt mũi tần suất nhiều cũng gây nên những tổn thương lớn cho niêm mạc, tạo điều kiện để những polyp hình thành, trong đó có polyp vùng xoang hàm.
Ngoài hai nguyên nhân chính trên có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc polyp vùng xoang hàm như các yếu tố về độ tuổi, mức độ dị ứng thuốc của từng người.
Theo thống kê cho thấy người cao tuổi có xu hướng mắc polyp xoang hàm nhiều hơn người trẻ. Và nhóm người có cơ địa đặc biệt dị ứng với thuốc giảm đau, một số loại kháng viêm (nhóm thuốc aspirin) có tỷ lệ bị polyp xoang cao hơn.
Các polyp có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên xoang hàm nhưng tỷ lệ xuất hiện ở xoang hàm trái thường cao hơn xoang hàm phải. Polyp tại xoang hàm không có dấu hiệu rõ ràng mà thường biểu hiện giống các bệnh tai mũi họng thông thường nên rất khó phát hiện và gần như chỉ biết khi thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể nắm một số triệu chứng thường gặp của polyp vùng xoang hàm dưới đây.
Nghẹt mũi cũng là dấu hiệu của các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,….. Tuy nhiên phân biệt nghẹt mũi do polyp và nghẹt mũi do bệnh lý khác bằng cách theo dõi thời gian nghẹt mũi và tiến triển của bệnh. Nếu đã điều trị hàng ngày thường nghẹt mũi do bệnh lý sẽ giảm hoặc biến mất. Tuy nhiên với nghẹt mũi do polyp thì tình trạng này không giảm đi, một số trường hợp polyp phát triển tình trạng còn gia tăng.
Nghẹt mũi khiến bệnh nhân chuyển sang thở đường miệng nhiều hơn. Không khí không được làm ấm, làm ẩm trước khi vào phổi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm khác.
Chảy nước mũi là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý về mũi họng, trong đó có mọc polyp mũi. Khi xoang hàm xuất hiện các polyp, niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm ơn và dịch nhầy được kích thích tăng tiết. Dịch nhầy tăng tiết không được thoát ra ngoài sẽ khiến các xoang hàm bị ứ đọng dịch, làm trình trạng viêm nhiễm gia tăng và gây đau cho bệnh nhân.
Khi các khối polyp phát triển, thành niêm mạc luôn luôn chịu áp lực. Các mô trong bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức, đặc biệt là khu vực bên má, vùng đầu. Các cơn đau này sẽ gia tăng về mức độ cũng như cường độ khi thời tiết chuyển lạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đây là điều rất dễ hiểu khi xoang mũi bị viêm nhiễm, ứ dịch gây cản trở khả năng tiếp nhận hương vị của dây thần kinh khứu giác. Chính bởi vậy, polyp tại xoang hàm càng kéo dài, chức năng ngửi, thở của mũi càng giảm.
Đây là một biểu hiện thường gặp khi ngủ ở người bị polyp vùng xoang hàm. Nguyên nhân do các polyp làm chặn đường thở hoặc tạo ra những khe hẹp, không khí lưu thông trong quá trình thở bị chặn lại sinh ra tiếng ngáy.
Polyp xoang hàm dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời:
– Tình trạng suy giảm trí nhớ: Suy giảm trí nhớ xảy ra khi cắt polyp phát triển quá to gây nên các viêm nhiễm tổn thương lan rộng lên vùng xoang trán và các dây thần kinh não bộ.
– Tổn thương các cơ quan vùng mặt và tai mũi họng: Đây là biến chứng dễ thấy khi polyp quá phát. Dịch tiết niêm mạc mũi hay các chất nhầy chứa viêm sẽ ảnh hưởng đầu tiên là tới khu vực niêm mạc xung quanh, lan rộng lên các hốc xoang và tràn xuống hầu họng gây các bệnh lý về họng như viêm VA, viêm amidan, viêm họng…
– Vỡ vách xoang mũi: Vỡ vách xoang mũi xảy ra khi áp lực của các khối polyp lên vách mũi quá lớn khiến dịch viêm xâm nhập vào khu vực cơ quan xung quanh gây tổn thương các bộ phận vùng mặt.
Tùy thuộc kích thước của các polyp mà quá trình điều trị có thể sử dụng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai.
Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp kích thước các xoang còn nhỏ. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ polyp để kê đơn thuốc phù hợp nhằm làm thu nhỏ kích thước polyp và hạn chế polyp phát triển. Đồng thời bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng viêm để hạn chế viêm nhiễm do dịch nhầy ứ đọng.
Điều trị ngoại khoa được thực hiện khi cắt polyp có kích thước quá lớn. Phẫu thuật cắt bỏ polyp được thực hiện để giúp xoang hàm được thông thoáng hơn. Tuy nhiên điều trị bằng phẫu thuật không giải quyết được triệt để các polyp nhỏ. Chính vì thế khi điều trị ngoại khoa, người bệnh thường được chỉ định kết hợp điều trị bằng thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh