✴️ 3 con đường lây nhiễm chính của viêm gan B

Nội dung

Khả năng lây nhiễm của viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh của cả thế giới, ai cũng có thể mắc phải và cực kì dễ lây lan. Mặc dù đã có vaccine tiêm phòng virut viêm gan B hơn 20 năm nay nhưng bệnh vẫn tiếp tục lan tràn với tỉ lệ lây nhiễm rất cao. Khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 50 – 100 lần.

Virut viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày và vẫn có thể lây nhiễm. Thời gian ủ bệnh của virut viêm gan B trung bình là 75 ngày, có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày.

Minh họa virut viêm gan B

Ba con đường lây nhiễm chính của viêm gan B

Đường tình dục

Virut viêm gan B có trong dịch âm đạo và tinh dịch. Vì vậy quan hệ tình dục là một con đường lây nhiễm chính của viêm gan B. Do đó,  nếu quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su, sử dụng chung dụng cụ tình dục (sextoy) chưa được tiệt trùng, quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn, quan hệ thô bạo gây ra những vết xước trên da hoặc niêm mạc tạo điều kiện để virut viêm gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai gái mại dâm…

Đường máu

Virut viêm gan B tồn tại chủ yếu trong máu vì vậy bạn có thể bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu khi tiếp nhận máu có nhiễm viêm gan B, dùng chung kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh qua vết thương hở, sử dụng dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng đúng cách, sử dụng chung vật dụng cá nhân có tỷ lệ dính máu cao của người bệnh như dao cạo, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm hình, dụng cụ nhổ răng, dụng cụ chăm sóc móng tay móng chân…

Từ mẹ sang con

Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai sẽ lây truyền từ mẹ sang thai nhi.

Nếu mẹ bị viên gam B trong giai đoạn 3 tháng đầu thì tỉ lệ truyền sang con là 1%, 3 tháng giữa thái kỳ là 10%, 3 tháng cuối thai kì là 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh thì tỉ lệ này có thể lên đến 90%.

Mức độ lây nhiễm phụ thuộc vào số lượng virut có trong cơ thể mẹ 3 tháng cuối thai kỳ, và nồng độ HBeAg trong cơ thể mẹ bầu.

Nếu bị viêm gan B trong thời kì mang thai bạn không nên quá lo lắng. Bạn cần được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng. Nên làm theo chỉ dẫn của bác sỹ để bảo vệ bé yêu khỏi nguy cơ mắc căn bệnh này.

Lây nhiễm từ mẹ sang là một đường lây nhiễm chính của viêm gan B

Đường lây nhiễm chính của viêm gan B từ mẹ sang con

Giải đáp thông tin đường lây nhiễm chính của viêm gan B qua ăn uống

Viêm gan B không lây qua thực phẩm và nước uống, dùng chung dụng cụ ăn uống, cho con bú, ôm, hôn, nắm tay, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc thông thường khác. Mà lây qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con, qua đường tiêm chích ma tuý, dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu hoặc dịch của người bệnh…. Vì vậy không cần thiết phải cách ly người bệnh.

Có bị nhiễm lại viêm gan B hay không?

Người bị viêm gan B khi điều trị loại bỏ virut thì cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể bảo vệ khỏi bị nhiễm lại. Vì vậy bệnh nhân viêm gan B đã loại bỏ virut HBV không bị nhiễm lại.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt hoặc những người mắc bệnh từ khi còn nhỏ sẽ mang bệnh suốt cuộc đời bởi vì họ không thể điều trị loại bỏ hoàn toàn virut trong cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa viêm gan B

Cách phòng tránh hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm phòng vaccine viêm gan B đối với tất cả mọi người. Theo chương trình tiêm phòng mở rộng thì trẻ em tiêm 4 mũi, mũi đầu tiêm trong vòng 24h sau khi sinh ra, những mũi sau mỗi mũi cách nau 1 tháng, với người lớn tiêm 3 mũi, mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, 6 tháng sau tiêm tiếp mũi 3.

Bên cạnh đó còn rất nhiều cách phòng tránh như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, che tất cả các vết cắt hoặc vết thương hở, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim tiêm, dụng cụ xăm hình, dụng cụ chăm sóc móng tay móng chân hay khuyên tai với bất kì ai…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top