Bệnh lao phổi do vi khuẩn MTB (Mycobacterim tuberculosis) và lan truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Lao phổi không có tính di truyền như nhiều người lầm tưởng.
Môi trường ô nhiễm có nhiều khói bụi, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp vì thế tiếp xúc với người mắc bệnh lao có thể nhiễm bệnh. Không chỉ có vậy, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm lao.
Triệu chứng điển hình của lao phổi đó là ho. Bệnh nhân ho trên ba tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà dùng thuốc kháng sinh không khỏi thì phải nghĩ tới bệnh lao. Đặc biệt, nếu có triệu chứng ho ra máu cần đi kiểm tra ngay để xác định sớm bệnh lý từ đó có phương pháp điều trị phù hợp vì nó có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh như từ các bệnh phổi – phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản…) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp…), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C…).
Bên cạnh đó, đau ngực, khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lao phổi. Người bệnh cũng có thể sụt cân, gầy gò ốm yếu.
Sốt cũng là triệu chứng thường gặp của người lao phổi. Người bệnh có thể sốt cao, bất thường nhưng đa số là sốt nhẹ về chiều. Nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu,… cần đến khám, xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.
Ra mồ hôi về ban đêm (mồ hôi trộm) là một dấu hiệu của bệnh lao phổi dễ nhận thấy nhất. Ngoài ra, người bệnh lao có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi.
Lao phổi là một chứng bệnh hết sức nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao và rất khó điều trị. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng và biến chứng nguy hiểm như sau:
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng màng phổi bị ứ dịch đầy trong khoang màng phổi. Còn tràn khí là một hiện tượng khí xâm nhập đầy trong khoang của màng phổi. Khí và dịch là từ phổi đi ra và đi vào trong khoang này.
Khi bị lao phổi, vi khuẩn bệnh lao làm thông thương giữa phổi và các khoang này khiến dịch và khí tràn ra một cách ồ ạt. Khi khí và dịch tràn ra quá nhiều sẽ làm ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này có thể không đủ để cung cấp và duy trì sự sống cho người bệnh khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong.
Ho ra máu là một dấu hiệu cho thấy vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào trong phổi và bắt đầu phá hủy phổi. Sự phá hủy này diễn ra theo chiều hướng phá tan các cấu trúc và làm thủng mạch máu. Ban đầu có thể chỉ là các mạch máu nhỏ ở phế nang. Sau đó là đến các mạch máu lớn. Điều này khiến máu luôn chảy ra ở trong phổi, tại một số vị trí vi khuẩn lao đã phá hủy. Tại một thời điểm, số lượng máu chảy ra rất nhỏ, nhưng tính trong cả ngày thì lại rất lớn. Người bệnh lao ho ra máu không thể tự cầm và chảy máu diện rộng. Khi vi khuẩn lao phá hủy một mạch máu lớn, lượng máu sẽ chảy ra ồ ạt hoặc khi lượng máu chảy tích tụ quá nhiều lượng máu này sẽ làm bít tắc các đường phế quản trên diện rộng, khiến người bệnh bị tắc thở, suy tuần hoàn và dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn lao khi vào phổi sẽ không ngừng phá hủy phổi. Chúng có thể làm hỏng đi một thùy nhỏ của phổi tuy nhiên cũng có thể làm hỏng toàn bộ một bên phổi. Các vết phá hủy này thường có đặc điểm là lan tràn và mang tính mãi mãi không thể phục hồi. Khi phổi đã bị phá hủy nghiêm trọng, chỉ còn lại một lá xơ. Lá xơ này bị thủng lỗ chỗ và không còn chức năng trao đổi khí. Dẫn đến người bệnh bị suy hô hấp dần và tử vong.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh