Bệnh viêm gan B gây ra nhiều thương tổn cho gan. Những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Viêm gan B có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Với những người lớn khỏe mạnh, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Vậy để biết viêm gan B có lây qua đường hô hấp không cần tìm hiểu về các con đường lây bệnh.
Virus viêm gan B có khả năng lây truyền từ người này sang người kia và có thể tồn tại trong cơ thể một người ở dạng mạn tính. Virus tồn tại ở trong máu và âm thầm phá hủy tế bào gan. Có nhiều con đường là nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, cụ thể có 3 con đường lây chính:
Trong máu của người bệnh sẽ chứa số lượng lớn virus HBV. Khi những vết thương hở sẽ là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh khác xâm nhập. Đặc biệt là việc sử dụng chung kim tiêm, xăm hình, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B rất cao.
Theo thống kê có 95% khả năng người mẹ có bầu mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây qua truyền cho em bé trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Tùy vào giai đoạn mang thai thì tỉ lệ lây nhiễm cho thai nhi cũng khác nhau:
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Khả năng lây nhiễm khoảng 1%
– Giai đoạn giữa thai kỳ : Tỷ lệ tăng lên đến 10%
– 3 tháng cuối thai kỳ: Là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất lên đến 70%
– Sau khi sinh nếu không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh cho trẻ thì khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé là 90%.
Trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B mãn tính cần được tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh ngay khi vừa chào đời để hạn chế khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Và người mẹ có thể yên tâm cho con bú bằng sữa mẹ, em bé sẽ không bị lây nhiễm trừ trường hợp núm bị chảy máu hoặc bị nứt.
Viêm gan B có thể lây từ đường tình dục và dịch âm đạo trong quá trình quan hệ. Ngoài ra các chất lỏng từ cơ thể cơ quan bài tiết ra cũng có nguồn gốc từ máu nên vẫn có sự hiện diện của virus viêm gan B. Khả năng lây nhiễm qua đường tình dục tăng khi quan hệ tình dục có gây tổn thương da kèm theo hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B qua đường tình dục ngày càng cao vì các bạn trẻ chưa đủ kiến thức và lường trước được hậu quả xảy ra. Quan hệ tình dục không an toàn là không sử dụng bao cao su, dùng chung dụng cụ tình dục,… khiến số lượng người mắc bệnh viêm gan B qua đường tình dục tăng lên nhanh chóng.
Nhiều người vì không hiểu, thắc mắc rằng liệu sinh hoạt hàng ngày với người bệnh có bị lây nhiễm không ? Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không ? Nên đã có thái độ kì thị, sống cách ly với người mắc bệnh. Để giải đáp những thắc mắc, giúp mọi người hiểu hơn chúng ta hãy xem phần dưới đây.
Viêm gan B là bệnh dễ lây nhiễm nhưng liệu viêm gan B có lây qua đường hô hấp không? Theo các chuyên gia thì việc tiếp xúc thông thường như: Nói chuyện, bắt tay không thể truyền bệnh. Như vậy bệnh viêm gan B hoàn toàn không lây nhiễm qua đường hô hấp mà chủ yếu lây qua đường máu. Nếu trong gia đình hay những người thân xung quanh bị viêm gan B thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm tiếp xúc bằng những cử chỉ bình thường. Chính vì vậy sống trong cùng bầu không khí với người bị viêm gan B thì hoàn toàn yên tâm không lo sẽ nhiễm bệnh qua đường thở.
Tuy nhiên do virus HBV vẫn có tồn tại trong nước bọt nên có tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh. Trường hợp này khá hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Vì vậy không nên hôn những người đang bị viêm gan B đang có tổn thương trong khoang miệng.
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ở giai đoạn mãn tính. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy mọi người cần biết cách phòng tránh để giảm tỷ lệ mắc bệnh, cụ thể như sau:
– Tiêm vắc xin ngăn ngừa viêm gan B là cách chủ động phòng ngừa bệnh. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, phụ nữ mang thai.
– Quan hệ tình dục an toàn là cách tự bảo vệ bản thân và bạn tình.
– Không sử dụng chung các dụng cụ có khả năng dính máu với của người bệnh như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim tiêm, bông tai,…
– Nếu có vết thương hở cần vệ sinh, băng bó cẩn thận để tránh lây nhiễm virus viêm gan B và các bệnh lý khác.
– Khi xăm hình, môi, mắt cần tìm các cơ sở uy tín.
– Cần kiểm tra dụng cụ y tế trước khi truyền nhận máu.
– Sinh hoạt ăn uống khoa học hợp lý tăng đề kháng cho cơ thể.
– Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có sự cho phép của bác sĩ.
– Mọi người cần chú ý thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị.
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về căn bệnh viêm gan B. Tìm được câu trả lời cho “Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?”. Mỗi người nên có trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh