✴️ Các bước sơ cứu khi gãy xương

Nội dung

Bạn có biết rằng khi bạn là một đứa trẻ, bạn sẽ có khoảng 10% nguy cơ gãy xương. Khi bạn trên 50 tuổi, nguy cơ của bạn tăng lên 25% đến 50%. Gãy xương có thể gặp ở mọi đối tượng với nguy cơ khá cao vì thế bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức nhất định. Dưới đây là các bước sơ cứu khi gãy xương vô cùng cần thiết mà nếu không may gặp phải trường hợp này bạn không thể không áp dụng.

cac-buoc-so-cuu-khi-gay-xuong-3

Nguyên nhân chủ yếu gây gãy xương thường là chấn thương trong khi chơi thể thao, té ngã, tai nạn xe hơi

 

Nguyên nhân và triệu chứng gãy xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương, nguyên nhân chủ yếu thường là chấn thương trong khi chơi thể thao, té ngã, tai nạn xe hơi hoặc bất kỳ hoạt động vận động nào khác. Có một số loại bệnh có thể làm cho xương dễ gãy hơn bình thường như bệnh loãng xương, bệnh xương thủy tinh, tuyến cận giáp hoạt động quá mức và một số loại ung thư.

Triệu chứng của gãy xương thường cảm thấy đau dữ dội, tê hoặc sưng tại khu vực bị thương. Thông thường, các cơn đau sẽ tăng hơn khi bạn di chuyển vùng bị thương và sẽ xuất hiện các vết bầm máu tại vùng bị thương. Nghiêm trọng hơn, xương có thể nhô ra qua da và gây chảy máu nặng.

 

Các bước sơ cứu gãy xương

Khi phát hiện những người xung quanh bạn bị tai nạn bạn cần phải gọi cấp cứu ngay. Trong khi bạn chờ đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể làm một số bước sơ cứu sau:

Bạn cần sơ cứu bệnh nhân trước khi xe cấp cứu đến

Bạn nên sơ cứu bệnh nhân trước khi xe cấp cứu đến

 

Bước 1:

Không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết nhằm ngăn chặn những chấn thương khác có thể xảy ra đồng thời bất động vùng xương bị gãy. Đừng di chuyển nạn nhân bị thương nếu họ bị thương ở lưng hoặc cổ. Để cố định vùng bị thương, bạn có thể tự làm một thanh nẹp bằng cách gấp một mảnh bìa cứng hoặc tạp chí và nhẹ nhàng đặt dưới chân tay. Sau đó dùng vải quấn cẩn thận.

Bước 2:

Nếu chảy máu, bạn có thể cầm máu bằng cách quấn chặt vùng bị thương bằng băng vô trùng hoặc vải. Đè chặt lên vết thương.

Bước 3:

Nếu người bị thương có dấu hiệu của tình trạng sốc, bạn cần quấn họ trong một tấm chăn và nâng chân cao hơn đầu khoảng 30cm. Dấu hiệu của tình trạng này là chóng mặt, yếu ớt, da nhợt nhạt, lạnh ẩm, khó thở và nhịp tim tăng lên.

cac-buoc-so-cuu-khi-gay-xuong-2

Gãy xương cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị càng sớm càng tốt

 

Bước 4:

Để giúp làm giảm sưng, bạn có thể chườm một túi nước đá hay gạc lạnh trên vùng bị sưng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên da, hay gói chúng trong một miếng vải.

Bước 5:

Bình tĩnh chờ xe cấp cứu đến.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top