✴️ Ghi nhớ những mẹo sơ cứu ban đầu cần thiết

– BỊ BỎNG bạn cần nhúng vết bỏng vào nước sạch rồi dùng muối tinh đắp lên để tới khi muối khô và rơi ra.

– NGÃ TÍM CHÂN: Dùng đá chườm

– BỊ ĐỨT TAY: Dùng đầu lọc thuốc lá dịt chặt và giơ ngón tay lên cao.

 BỤI BAY VÀO MẮT: Mở to mắt, nhúng mắt vào nước và chớp để lấy bụi ra khỏi mắt. Nghiêm cấm dụi mắt vì có thể gây tổn thương giác mạc.

– BỊ GÃY XƯƠNG TAY, CHÂN: Cầm máu ngay lập tức (nếu bị chảy máu), sau đó cố định chỗ gãy bằng cách dùng một miếng gỗ thẳng, một bìa cứng làm nẹp để tránh cử động các khớp phía trên và dưới tổn thương, đồng thời giúp giảm đau. Nếu bệnh nhân không di chuyển được, cần gọi nhân viên y tế đến sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. Tuyệt đối không di chuyển bênh nhân khi chưa đảm bảo an toàn.

Nếu chảy máu nhiều có thể áp dụng các cách sau

Đầu tiên, để vùng chảy máu cao hơn mức tim

– CHẢY MÁU CAM: Dùng bông thấm máu. Ngồi hoặc đứng để đầu cao hơn tim. Nghiêng đầu về phía trước. Chườm đá ở vùng mũi. Không hỉ mũi tránh làm máu chảy nhiều hơn. Không nghiêng đầu ra sau tránh máu chảy vào họng gây bị nôn.

Nếu máu vẫn chảy quá 10 phút dù đã làm những bước nói trên 2 lần, bệnh nhân cần đến bác sĩ. Khi đã hết chảy máu cam, không nên nâng vật nặng hoặc làm việc căng thẳng, không hỉ mũi trong vòng 24 giờ và khi nằm cần để đầu cao hơn tim.

– BONG GÂN: Cầm máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân, giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Cần chườm đá và cố định chỗ bị bong gân. Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Những ngày kế tiếp nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3 – 4 lần trong ngày.

– BỊ CÔN TRÙNG CẮN: Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Đắp một miếng gạc lạnh hoặc sử dụng dạng xịt tạo màng sinh học Nacurgo giúp sát khuẩn, bảo vệ vết thương, cải thiện tình trạng sưng, viêm, ngứa. Không gãi ở chỗ vết cắn vì có thể sẽ làm ngứa thêm và có thể khiến chỗ vết cắn bị nhiễm khuẩn. 

– HỖ TRỢ DI CHUYỂN NHỮNG NGƯỜI CÂNG NẶNG LỚN HƠN BẠN: 

Thông thường, bạn cần để nguyên người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:

  1. Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình
  2. Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.
  3. Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.
  4. Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.

– CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC

Khi phát hiện người bị đuối nước, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:

  • Hô hào sự trợ giúp từ những người xung quanh và gọi số điện thoại khẩn cấp 112 cũng như số điện thoại cấp cứu y tế 115 càng sớm càng tốt.
  • Nếu không biết bơi, bạn hãy mang phao cứu hộ và giữ khoảng cách với nạn nhân để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn trước.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn hãy dùng một vật dụng đủ cứng để kéo người bị nạn lên như mái chèo. Bạn cũng cần đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước đồng thời giữ mái chèo thật chặt để người đuối nước có thể nắm lấy.
  • Bạn lưu ý không nên dùng tay của mình để cứu nạn nhân. Khi nạn nhân kéo người bạn, bạn nên buông tay để bảo vệ chính mình.
  • Nếu bạn không có vật dụng gì thì hãy quăng cho nạn nhân một sợi dây hoặc một cái phao nổi để người đó nắm lấy.

Nếu bạn là một người chắc chắn về kỹ năng bơi lội của mình thì có thể bơi ra ngoài chỗ nạn nhân rồi thực hiện các bước dưới đây:

  • Mặc áo phao cứu sinh đồng thời buộc một sợi dây quanh eo trước khi ra chỗ nạn nhân. Một người sẽ đứng ở trên bờ hoặc trên một chiếc thuyền gần đó để giữ sợi dây.
  • Giữ khoảng cách với nạn nhân rồi ném phao hoặc dây về phía người bị đuối nước hoặc dùng một cây sào, mái chèo, dây thừng để tiếp cận nạn nhân.
  • Bạn không nên chạm vào người nạn nhân bị đuối nước đang hoảng loạn. Sau khi nạn nhân tiếp cận được phao nổi hoặc những vật dụng khác, bạn hãy bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh thì bạn kéo nạn nhân vào bờ an toàn và thực hiện các bước sơ cứu cơ bản. Trong thời tiết lạnh, bạn hãy cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân và che người họ bằng một tấm chăn rồi theo dõi các triệu chứng hạ thân nhiệt. Nếu nạn nhân không thở, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi.

Bệnh nhân bị đuối nước cần phải được đưa đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và thăm khám, đặc biệt là khi bị sặc nước để xem có gặp tình trạng đuối nước khô hay không.

Đuối nước khô là thuật ngữ để mô tả các trường hợp tử vong sau khi hít hoặc nuốt phải chất lỏng vào trong phổi, khiến dây thanh quản bị co thắt và đóng lại gây cản trở đường thở.

 

Xem thêm: Cách nhận biết và điều trị nhiễm trùng vết cắn do động vật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top