Đánh giá một bệnh nhân bị mất ngủ

Vì mất ngủ vừa là một triệu chứng vừa là một rối loạn, nên việc đánh giá chi tiết vấn đề là bắt buộc trước khi đưa ra chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ điều trị cần nghi ngờ có vấn đề mất ngủ hoặc khó ngủ khi bệnh nhân có các triệu chứng sau: mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày quá mức, giai đoạn trầm cảm nhẹ và/ hoặc nặng, rối loạn lo âu lan tỏa, phàn nàn về trí nhớ/ khả năng tập trung, đau.

Đánh giá chứng mất ngủ bắt buộc phải bao gồm các yếu tố sau đây.

     Lịch sử giấc ngủ

Lịch sử giấc ngủ là bước đầu tiên để đánh giá chứng mất ngủ nguyên phát, cung cấp cho bác sĩ lâm sàng một cách tiếp cận có cấu trúc để chẩn đoán. Nó đòi hỏi một mô tả chung về rối loạn, tức là, thời gian, mức độ nghiêm trọng, sự thay đổi và hậu quả ban ngày của chứng mất ngủ. Nhóm chuyên gia của Viện tim, phổi và máu quốc gia (National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI)) đã đưa ra cách tiếp cận sau đây có thể được tuân theo [Bảng 1]

Trọng tâm Câu hỏi mẫu
Bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề là gì? Bạn có gặp khó khăn cơ bản trong việc:

 

chìm vào giấc ngủ

duy trì giấc ngủ

thức dậy quá sớm

Bạn có khó ngủ trở lại nếu thức dậy vào ban đêm?

Bạn có dùng loại thuốc nào để giúp bạn ngủ không?

Hậu quả ban ngày do vấn đề về giấc ngủ của bạn là gì? (ví dụ: mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung, v.v…)

Bạn mất ngủ bao nhiêu đêm mỗi tuần/ tháng? Có liên quan đến mùa, chu kỳ kinh nguyệt hoặc bất kỳ yếu tố chu kỳ khác?

Môi trường của bệnh nhân có mất yên tĩnh không? Có bất cứ điều gì trong nhà làm phiền giấc ngủ của bạn như âm lượng ti vi lớn, vật nuôi, trẻ nhỏ, tiếng ồn, ánh sáng, v.v…?
Thói quen ngủ của bệnh nhân là gì? Lúc nào bạn lên giường và cố gắng ngủ?

 

Bạn thức dậy vào buổi sáng lúc mấy giờ?

Bạn thực sự ngủ bao nhiêu giờ trong đêm (trong tổng số thời gian trên giường)?

Thời gian làm việc của bạn có gây ra vấn đề về giấc ngủ không? (lịch làm việc, nhiệm vụ thay đổi, tình trạng mệt mỏi sau một chuyến bay dài, v.v…)

Bạn ngủ vào ban ngày hay buổi tối?

Phát hiện hành vi không lành mạnh Bạn có sử dụng nicotin, trà/ cà phê, hoặc rượu trước khi ngủ?

 

Bạn làm gì mỗi tối trước khi đi ngủ?

Khi bạn thức dậy vào ban đêm, bạn có ăn/ hút thuốc/ kiểm tra đồng hồ không?

 

Sử dụng thuốc kê đơn

Một số loại thuốc kê đơn có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ mạn tính. Trong trường hợp này cần hỏi rõ bệnh nhân và loại trừ. Các loại thuốc này có thể bao gồm các thuốc chống co giật như phenytoin và lamotrigin, thuốc ức chế beta như acebutolol, atenolol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, sotalol, thuốc chống co giật như sulpirid, thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái thu hồi serotonin chọn lọc (SSRIs) hoặc thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAOIs) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như indomethacin, diclofenac, naproxen và sulindac.

     Nhật ký ngủ

Một cuốn nhật ký giấc ngủ giúp ước tính cụ thể mức độ nghiêm trọng của vấn đề, sự biến đổi giữa các đêm và sự hiện diện của các thói quen không lành mạnh như có các giấc ngủ ngắn trong ngày hoặc dành quá nhiều thời gian trên giường (hơn 8 giờ). Nhật ký giấc ngủ cũng theo dõi việc tuân thủ các can thiệp hành vi và đáp ứng với điều trị.

     Giấc ngủ và thang đánh giá tâm lý

Thang đo giấc ngủ Epworth (ESS) đánh giá khả năng ngủ gật trong các tình huống: có thể là trong khi ngồi đọc sách, xem tivi, ngồi yên ở nơi công cộng, ngồi trên xe chạy liên tục trong một giờ không dừng, trong khi nghỉ ngơi vào buổi chiều, ngồi nói chuyện với ai đó, ngồi yên sau bữa trưa không uống rượu bia hoặc khi chờ đợi tín hiệu giao thông trong xe ô tô.

ESS được đánh giá trên thang điểm 4 cho mỗi yếu tố trên dựa trên các điểm số như sau :

0 – không bao giờ ngủ gật;

1 – hiếm khi buồn ngủ;

2 – đôi khi buồn ngủ; và

3 – rất dễ buồn ngủ.

Số điểm lớn hơn 16 chỉ ra tình trạng buồn ngủ ban ngày, trong khi giá trị ngưỡng 11 thường được sử dụng để chỉ ra một rối loạn có thể liên quan đến buồn ngủ quá mức .

     Khám sức khỏe tập trung

Khám sức khỏe tổng quát có thể giúp đánh giá một số bệnh lý thực tổn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn hoặc hội chứng chân không yên – những bệnh lý có thể làm phiền giấc ngủ.

     Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các biểu hiện thoáng qua của bệnh tuyến giáp, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu Vitamin B12 (hội chứng chân không yên).

     Đa ký giấc ngủ (Polysomnography)

Đa ký giấc ngủ được coi là tiêu chuẩn vàng để đo giấc ngủ. Điện não đồ (EEG), điện nhãn đồ (EOG), điện cơ đồ (EMG), điện tâm đồ (ECG), đo độ oxy bão hòa trong máu và lưu lượng khí được sử dụng để phát hiện các tình trạng như rối loạn vận động chi theo chu kỳ, ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ.

     Vận động kế (Actigraphy)

Phương pháp này đo hoạt động thể chất với một thiết bị cầm tay (thường bao gồm một gia tốc kế) đeo trên cổ tay. Dữ liệu ghi được có thể được lưu trữ trong nhiều tuần và sau đó được tải về máy tính. Thời gian ngủ và thức có thể được phân tích bằng cách phân tích dữ liệu chuyển động. Sử dụng phương pháp này để ước tính thời gian ngủ và thức đã cho kết quả tương quan với phương pháp đa ký giấc ngủ ở người có giấc ngủ bình thường, tuy nhiên, giá trị giảm so với phương pháp đa ký giấc ngủ được ghi nhận ở bệnh nhân mất ngủ. 

     Khảo sát sơ bộ

Các cuộc khảo sát không phải lúc nào cũng cho kết quả tương quan tốt với trải nghiệm mất ngủ của bệnh nhân và không thể thay thế một đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng. Do đó, điều quan trọng là phải nhận ra rằng mất ngủ là một chẩn đoán lâm sàng chủ quan, và do đó, báo cáo chủ quan của bệnh nhân về khó ngủ nên đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý trực tiếp trong hầu hết các trường hợp. Một điều quan trọng khác là đặt các câu hỏi về phạm vi các triệu chứng đã trải qua và sự thay đổi theo thời gian. Bởi vì mất ngủ là một triệu chứng được báo cáo bởi bệnh nhân, chứ không phải là một rối loạn được xác định thông qua đa ký giấc ngủ, do đó nên chuyển đến phòng xét nghiệm về giấc ngủ để chẩn đoán bằng phương pháp đa ký giấc ngủ trong trường hợp nghi ngờ có rối loạn giấc ngủ nguyên phát khác, như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc rối loạn vận động chi theo chu kỳ, bởi vì những trường hợp này có thể đòi hỏi ý kiến chuyên môn cao hơn về việc sử dụng thuốc ngủ. [24] Các thông số đo lường khác có thể được sử dụng là đánh giá tình trạng tâm thần, chất lượng giấc ngủ chủ quan, thang đánh giá tâm lý, chức năng ban ngày, chất lượng cuộc sống và các niềm tin và thái độ bị rối loạn.

 

Chẩn đoán

Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 4, bản sửa đổi (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition, Text Revision (DSM IV TR)) [Bảng 2]  đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán chứng mất ngủ nguyên phát. Thuật ngữ “nguyên phát” có nghĩa rằng chứng mất ngủ không phụ thuộc vào bất kỳ tình trạng thể chất hoặc tinh thần nào đã biết.

 

Bảng 2: Chẩn đoán mất ngủ nguyên phát

Tiêu chí chẩn đoán của DSM IV TR  đối với chứng mất ngủ nguyên phát
Bao gồm các tiêu chí sau đây:

 

–          Bệnh nhân than phiền về việc khó bắt đầu hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi trong ít nhất một tháng.

–          Rối loạn giấc ngủ (hoặc có liên quan đến mệt mỏi vào ban ngày) gây ra mệt mỏi đáng kể về mặt lâm sàng hoặc suy yếu về mặt xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.

–          Rối loạn giấc ngủ không chỉ xảy ra trong chứng ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến hơi thở, rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hoặc một bệnh ký sinh trùng.

–          Sự rối loạn không chỉ xảy ra trong quá trình rối loạn tâm thần khác (ví dụ, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu tổng quát, mê sảng).

–          Sự rối loạn không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: lam dụng ma túy, thuốc điều trị) hoặc tình trạng y tế nói chung.

Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ  mã hóa chứng mất ngủ dưới một tiêu đề rộng của chứng khó ngủ, hoặc rối loạn giấc ngủ nội sinh hoặc ngoại sinh. Dựa trên mức độ nghiêm trọng, chứng mất ngủ được phân thành ba loại như sau.

Mất ngủ nhẹ: Thuật ngữ này mô tả những than phiền của bệnh nhân về việc gần như ngủ không đủ giấc hàng đêm hoặc không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ theo thói quen. Tình trạng này đi kèm với rất ít hoặc không có dấu hiệu về suy giảm chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Mất ngủ nhẹ thường liên quan đến cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng nhẹ, mệt mỏi vào ban ngày và kiệt sức.

Mất ngủ trung bình: Thuật ngữ này mô tả những than phiền của bệnh nhân về việc ngủ không đủ giấc hàng đêm hoặc không cảm thấy nghỉ ngơi sau khi ngủ theo thói quen. Tình trạng này đi kèm với suy giảm nhẹ hoặc trung bình chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Mất ngủ vừa phải luôn đi kèm với cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng, mệt mỏi vào ban ngày và kiệt sức.

Mất ngủ trầm trọng: Thuật ngữ này mô tả những than phiền của bệnh nhân về việc ngủ không đủ giấc hàng đêm hoặc không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ theo thói quen. Tình trạng này đi kèm với suy giảm nghiêm trọng chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Mất ngủ trầm trọng có liên quan đến cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng, mệt mỏi vào ban ngày và kiệt sức.

return to top