Tên thuốc do nhà sản xuất đặt riêng cho sản phẩm kinh doanh của mình, còn gọi là tên thương mại hay biệt dược.
- Cùng 1 hoạt chất thuốc nhưng có thể có nhiều tên gọi, nhiều hình thức bào chế khác nhau (viên nén, viên nhộng, viên sủi, viên đặt, thuốc gói, gói thơm, sirup...).
- Nếu tên thuốc trùng nhau thì phân biệt bằng hàm lượng, nếu hàm lượng trùng nhau thì phân biệt bằng hình thức thuốc. Ví dụ:
- Efferalgan 500mg (viên sủi)
- Efferalgan 500mg (tọa dược)
- Efferalgan 250mg (tọa dược)
- Efferalgan 250mg (tọa dược) Ấn Độ
- Efferalgan 250mg (tọa dược) Việt Nam
Tên hoạt chất:
- Còn gọi là tên thành phần thuốc.
- Là tên của chất hóa học, hoạt chất của thuốc
- Các hoạt chất thuốc đã được phân loại theo chuẩn quốc tế. Ví dụ: Thuốc Efferalgan, Alaxan, Panadol đều được sản xuất từ hoạt chất Acetaminophen.
- Theo quy định của Bộ y tế, khi kê đơn thuốc phải có tên hoạt chất ghi kèm theo tên biệt dược. Ví dụ Efferalgan 500mg (Acetaminophene).
- Một thuốc có thể bao gồm một hay nhiều hoạt chất.
- Ví dụ:
- Thuốc Panadol có 1 hoạt chất là Acetaminophene
- Thuốc bổ Multi vitamin gồm 3-20 hoạt chất.
Hàm lượng:
- Là lượng hoạt chất có trong 1 đơn vị sử dụng (một liều thuốc). Ví dụ: 500mg/viên.
- Hàm lượng nên được thể hiện ở đơn vị đo lường nhỏ nhất. Ví dụ: 1000mg thay vì 1g.
- Thuốc dung dịch thì hàm lượng được thay bằng nồng độ. Ví dụ Cồn Boric 1%, NaCl 0,9%
Đơn vị đóng gói:
- Là đơn vị đếm khi đóng gói vận chuyển: hộp, thùng, gói, chai...
- Cần phải chuyển đổi các đơn vị đóng gói này sang đơn vị nhỏ nhất (viên, ống, gói, lọ) khi nhập và xuất kho. Lý do: có chai Prednisone 5mg chứa 100 viên, cũng có chai 1000 viên thuốc.
- Đơn vị đóng gói được dùng khi nhập hóa đơn thuốc từ nhà cung cấp vào kho thuốc.
Đơn vị bán lẻ:
- Là đơn vị nhỏ nhất để tính thành đơn vị thuốc trong đơn thuốc và trong kinh doanh lẻ. Ví dụ: viên, chai, lọ, gói...
- Các đơn vị này không thể chia nhỏ hơn để kinh doanh. Ví dụ: không thể bán vài giọt thuốc nhỏ mắt mà phải bán nguyên lọ thuốc nhỏ mắt, dù người dùng chỉ cần vài giọt.
Đơn vị liều dùng:
- Là đơn vị được tính khi sử dụng trong đơn thuốc. Ví dụ: viên, gói, muỗng, giọt, miếng... Khi bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt thì kê 1 lọ, nhưng khi dùng thì tính bằng giọt.
- Cách này thường gặp ở các loại thuốc cho trẻ em. Ví dụ: đơn vị bán lẻ là 1 chai thuốc si rô ho, đơn vị liều dùng là muỗng cà phê.
- Tại các nước tiên tiến thì thuốc được sản xuất ở liều dùng nhỏ nhất. Tuy nhiên có nhiều loại thuốc có ngấn chia thành 2 hay 4 góc, có thể bẻ ra được. Do đó liều dùng có thể được chia nhỏ khi kê đơn.
- Ví dụ: Mua 5 viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1/2 viên.
Cách ghi tên thuốc:
Mỗi tên thuốc gồm các thành phần sau:
Quy tắc : [Tên biệt dược] - [hàm lượng] - [dạng bào chế]
Ví dụ: [Panadol] [500mg] [(viên sủi)]
Hàm lượng có 2 thành phần số lượng và đơn vị phải viết dính liền (500mg thay vì 500 mg).
Đơn vị trong hàm lượng nên chọn đơn vị nhỏ nhất (500mg thay vì 0.5g)
Trong trường hợp các thuốc hoàn toàn giống nhau về tên, hàm lượng và dạng bào chế thì thêm nước sản xuất vào sau tên thuốc để phân biệt.
Nguyên tắc: Không có 2 thuốc trùng tên nhau.