Tổng quan về bệnh khí phế thũng

Nội dung

Bệnh khí phế thũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách quan trọng

  • Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra, làm phổi cũng nở ra. Tương tự như khi một miếng xốp đang bị bóp chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong nó, phổi cũng hút không khí vào bên trong nó khi thành ngực nở ra. Không khí đi vào qua khí quản, các phế quản (hai ống dẫn khí chính đi vào phổi phải và phổi trái). Hai ống này tiếp tục chia ra thành những ống nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa đến đơn vị nhỏ nhất được gọi là phế nang. Phế nang là cấu trúc nhỏ nhất trong phổi, nó là một túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho. Phế nang nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất có tên là tiểu phế quản. Các phế nang và tiểu phế quản là những cấu trúc rất quan trọng của phổi giúp nó thực hiện tốt chức năng của mình. Đó cũng chính là những cấu trúc bị phá hủy trong bệnh khí phế thũng.
  • Miếng xốp hút nước được là do tất cả những lỗ nhỏ li ti bên trong nó nở ra cùng một lúc sau khi được vắt khô. Nếu những lỗ này lớn hơn, miếng xốp không thể hút nước nhiều được. Đó là do những lỗ lớn không thể tự nở lớn ra bằng với nhiều lỗ nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng phổi cũng tương tự như vậy sẽ hiểu được dễ dàng hơn vì sao khí phế thũng lại gây suy giảm chức năng phổi. Phổi cần phải có tính đàn hồi để có thể dãn ra và co lại tốt. Cũng tương tự như miếng xốp, phổi cần rất nhiều phế nang (hàng trăm triệu) để hút đủ khí vào bên trong. Các phế nang càng ít và càng lớn hơn thì hiệu quả sẽ càng kém đi.

Phân loại

Khí phế thũng nguyên phát: có 3 loại chính theo vị trí tổn thương.

  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ hoặc trung tâm tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp B, hoặc týp xanh hay phù tím: Blue Bloater) là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn. Viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn, nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra (do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra), tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Còn các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ. Cho nên khi thiếu ôxy, sẽ tạo nên các shunt giải phẫu (thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, do VA/QC giảm). Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím.
  • Khí phế thũng toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp A, hoặc týp hồng thổi: Pink Puffer). Do thiếu hụt a1 kháng Proteaza, a1 antitr bệnh nhân phải làm động tác thổi để chống lại xu hướng đó (hồng thổi).
  • Khí phế thũng tuyến nang xa (còn gọi là khí phế thũng cạnh vách). Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang. Thường ở ngoại vi phổi, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. Có thể có một hoặc nhiều bóng khí từ 1cm đến chiếm hết một bên lồng ngực.

Khí phế thũng thứ phát:

  • Khí phế thũng điểm (focal) hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản: do tiểu phế quản bị giãn và bị xơ hoá. Thường ở người bị bệnh bụi phổi.
  • Khí phế thũng cạnh tổ chức xơ:Thường phát sinh cạnh các tổn thương xơ (thứ phát sau lao).

 

 

Các yếu tố nguy cơ bệnh khí phế thũng

  • Hút thuốc: Khí phế thũng rất có thể phát triển ở người hút thuốc lá, xì gà và ống hút thuốc. Cũng là nhạy cảm và nguy cơ cho tất cả những người hút thuốc tăng với số năm và số lượng thuốc lá hút.
  • Tuổi. Mặc dù những tổn thương phổi xảy ra trong khí phế thũng phát triển dần dần, hầu hết những người có liên quan đến khí phế thũng thuốc lá bắt đầu có những triệu chứng của bệnh trong độ tuổi từ 40 và 60.
  • Tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc gián tiếp, cũng gọi là khói thuốc lá thụ động, không hút thuốc mà vô tình hít vào từ người khác, thuốc lá hoặc xì gà. Khói thuốc xung quanh làm tăng nguy cơ bệnh khí thũng.
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với khói, bụi. Nếu hít thở khói từ một số hóa chất, bụi từ ngũ cốc, gỗ, bông hoặc các sản phẩm khai thác mỏ, có nhiều khả năng phát triển bệnh khí thũng. Nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn nếu hút thuốc.
  • Tiếp xúc với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Thở các chất ô nhiễm trong nhà, chẳng hạn như khí thải từ nhiên liệu sưởi ấm, cũng như các chất gây ô nhiễm ngoài trời, ví dụ khói xe, tăng nguy cơ bệnh khí thũng.
  • Lây nhiễm HIV. Những người hút thuốc sống với HIV có nguy cơ khí phế thũng lớn hơn là người hút thuốc lá không có nhiễm HIV.
  • Rối loạn mô liên kết. Một số bệnh có ảnh hưởng đến các mô liên kết - các sợi cung cấp khuôn và hỗ trợ cho cơ thể - được kết hợp với khí phế thũng. Các bệnh này bao gồm laxa - da, một căn bệnh hiếm gặp gây ra lão hóa sớm và hội chứng Marfan, một rối loạn có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim, mắt, xương và phổi.
return to top