✴️ Chụp cắt lớp MRI mật-tụy (MRCP)

Nội dung

MRCP là một loại kỹ thuật hình ảnh MRI, nó cho phép các bác sĩ khảo sát được các tạng bên trong cơ thể cũng như các mô xung quanh ổ bụng, bao gồm:

  • Tụy;
  • Đường mật;
  • Gan;
  • Thận;
  • Lách;
  • Túi mật.

MRCP có thể giúp chẩn đoán bệnh bằng cách tái tạo lại các hình ảnh bên trong cơ thể, nó cho phép kết hợp các hình ảnh lại để dựng lên hình ảnh 3D.

Thiết bị sẽ chụp cắt lớp hình ảnh của cơ thể bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio, sau đó các thông tin sẽ được truyền đến một máy tính, tại đó các hình ảnh sẽ được hiển thị lại.

Mục tiêu

Các mục đích sử dụng chính của MRCP bao gồm:

  • Chẩn đoán các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân.
  • Xác nhận các vấn đề liên quan đến tụy, gan hoặc túi mật.
  • Kiểm tra các trường hợp sau:
    • Các bệnh đang có;
    • Khối u;
    • Sỏi thận.

MRCP rất hữu ích trong việc khảo sát khối u ở tại vùng mật và tụy từ đó sẽ giúp cho các bác sĩ quyết định xem bệnh nhân có cần thực hiện phẫu thuật hay không.

Do MRCP là một kỹ thuật không xâm lấn nên đây là lựa chọn ưu tiên thay thế cho các kỹ thuật mang tính xâm lấn khác như ERCP.

Quá trình chuẩn bị

Các bệnh nhân khi chuẩn bị chụp MRCP thì cần tuân thủ theo các chỉ dẫn nhất định. Tuy nhiên các chỉ dẫn sẽ có một vài khác biệt nhỏ giữa các cơ sở y tế.

Trước khi thực hiện

Bệnh nhân thường thì sẽ cần phải nhịn ăn và uống trước khi thực hiện kỹ thuật này.

Cũng giống như chụp MRI, bệnh nhân khi chụp MRCP sẽ phải nằm yên trong một không gian kín, do đó nếu như bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp thì nên yêu cầu được gây mê nhẹ trước khi thực hiện.

Trẻ em khi thực hiện kỹ thuật này cũng nên được gây mê để tránh các cử động trong suốt quá trình chụp ảnh.

Bệnh nhân nên mang theo chỉ định MRCP khi đến thực hiện.

Tháo gỡ các vật dụng kim loại

Bệnh nhân cần tháo gỡ các vật dụng kim loại trước khi thực hiện, bao gồm: quần áo có nút kim loại hoặc dây kéo kim loại và tất cả các vật dụng điện tử.

Nếu như bệnh nhân có đặt các vật dụng y tế bằng kim loại trên hoặc trong người thì không nên thực hiện MRCP khi chưa kiểm tra với bác sĩ. Các dụng cụ y tế được gắn trên người có thể gây ra rắc rối bao gồm:

  • Dụng cụ cấy ghép tai;
  • Các kẹp ở phình động mạch não;
  • Các lõi kim loại bên trong mạch máu;
  • Các thế hệ máy khử rung tim hay máy tạo nhịp cũ.

Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ về các mảnh kim loại đang tồn tại trong người như mảnh đạn, viên đạn, hay các vật khác. Các mảnh kim loại trong cơ thể có nguy cơ bị dịch chuyển hoặc nóng lên trong quá trình chụp ảnh và có thể gây tổn thương đến các mô xung quanh. Chúng còn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của MRCP.

Tất cả các dụng cụ y khoa đều đi kèm với hướng dẫn sử dụng, trong đó có thông tin liên quan đến MRI hoặc MRCP. Bệnh nhân nên mang các hướng dẫn sử dụng theo nếu như có các thắc mắc liên quan đến chúng.

Quá trình thực hiện

Bệnh nhân sẽ nằm trong lúc thực hiện.

Nhân viên y tế sẽ đặt các dụng cụ thu sóng radio lên vùng cơ thể cần khảo sát.

Sau khi bệnh nhân đã được nằm đúng vị trí bên trong máy quét thì các nhân viên y tế sẽ rời khỏi phòng chụp để đến máy tính kiểm soát chụp và nhận hình ảnh.

Bệnh nhân vẫn có thể giao tiếp với nhân viên y tế trong suốt quá trình thực hiện.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tương phản và chụp thêm một vài lần nữa.

Thời gian

Một lần MRCP thường kéo dài khoảng 15 phút. Nếu như bệnh nhân cần được chụp thêm MRI bụng chậu tiêu chuẩn thì quá trình có thể kéo dài đến 45 phút.

MRCP có gây đau không?

Do MRCP là một kỹ thuật không xâm lấn nên nó sẽ không gây đau. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân có vấn đề về đau lưng hay đau hông thì nằm yên một chỗ trong một thời gian dài cũng có thể gây khó chịu.

Nếu như thuốc tương phản được dùng thì nó cũng sẽ gây khó chịu khi tiêm vào.

Máy chụp MRCP gây tiếng ồn rất lớn nên một vài bệnh nhân có thể sẽ thấy khó chịu. Tuy nhiên, nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bệnh nhân các dụng cụ che chắn tai để tránh sự khó chịu.

Bệnh nhân cần phải nằm yên trong suốt quá trình thực hiện, việc này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp.

Nếu như bệnh nhân cảm thấy lo lắng trong quá trình thực hiện thì vẫn có thể giao tiếp với nhân viên y tế ở phòng bên cạnh thông qua hệ thống máy liên lạc.

MRCP có gây đau không?

Sau khi thực hiện xong

MRCP là kỹ thuật không xâm lấn do đó không cần thời gian để phục hồi.

Về nhà

Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân được gây mê thì sẽ cần một khoảng thời gian để hồi tỉnh trước khi về nhà.

Tác dụng phụ

Hiếm khi có trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ do thuốc tương phản. Các tác dụng phụ nếu gặp có thể là:

  • Đau đầu;
  • Đau tại vị trí tiêm;
  • Buồn nôn.

Kết quả

Bác sĩ điều trị sẽ nhận kết quả và thông báo lại cho bệnh nhân.

Nguy cơ

Do MRCP không xâm lấn nên nguy cơ kèm theo rất ít, tuy vậy vẫn có thể xảy ra.

Thuốc tương phản

Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu như có bất kỳ dị ứng gì trước khi tiêm thuốc tương phản.

Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng với thuốc cản quang, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng dưới đây có thể gợi ý một trường hợp phản ứng dị ứng và cần được cấp cứu y tế ngay:

  • Ngứa;
  • Sưng phù;
  • Khó thở.

Các bệnh nhân có bệnh thận nặng cũng cần nên tránh sử dụng thuốc tương phản do có khả năng nhỏ là thuốc sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Mang thai

Nên thông báo ngay nếu như đang mang thai do chụp MRI trong tam cá nguyệt đầu có thể gây ra một số nguy hiểm.

Bệnh nhân mang thai cũng có thể gặp một số nguy cơ khi sử dụng thuốc tương phản.

MRCP hay ERCP

Chụp ảnh ERCP sử dụng cả tia X lẫn thủ thuật nội soi và cho kết quả tương tự MRCP.

Khi thực hiện nội soi, một ống nhỏ sẽ được đưa vào bên trong miệng của bệnh nhân xuống đến dạ dày. Tại đó các cơ quan xung quanh sẽ được khảo sát và chất tương phản sẽ được bơm vào để hình ảnh có thể được hiện rõ trên phim X quang.

Bảng dưới đây sẽ cung cấp các thông tin có thể giúp bệnh nhân hiểu thêm về sự khác biệt giữa MRCP và ERCP:

Điểm lợi của MRCP

Điểm hại của ERCP

Không xâm lấn, do đó ít có nguy cơ xảy ra biến chứng hơn

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật ngay nếu cần

Quá trình chụp ảnh nhanh

Tốn kém

Không sử dụng tia xạ do đó an toàn hơn cho trẻ em và phụ nữ mang thai

Bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp có thể sẽ cảm thấy X quang tốt hơn MRI

Tóm tắt

MRCP là một kỹ thuật hình ảnh y học sử dụng từ trường mạnh và sóng radio dựng nên hình ảnh cho phép các bác sĩ khảo sát được các cấu trúc bên trong ổ bụng.

MRCP không xâm lấn nên không cần thời gian hồi phục và có thể giúp chẩn đoán và đánh giá các bệnh liên quan đến gan, mật và tụy.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top