✴️ Chụp CLVT chùm tai hình nón trong đốt sóng cao tầng điều trị u gan

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan được coi là phương pháp điều trị triệt căn đối với những khối u kích thước nhỏ (thường < 3cm). Ngoài ra, các khối u kích thước lớn, chúng ta có thể kết hợp đốt sóng cao tần với các phương pháp điều trị ung thư gan khác như nút mạch gan hóa chất (TACE), tiêm cồn tuyệt đối hoặc acid acetic để làm tăng hiệu quả của phương pháp đốt sóng cao tần. Đối với bác sỹ can thiệp điện quang, các can thiệp này thường được điều trị trong phòng can

thiệp điện quang để đảm bảo tính chất vô trùng giống phòng mổ và có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ từ máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), máy siêu âm đến các phương tiện hỗ trợ gây mê hồi sức. Hiện nay, với các máy chụp mạch DSA thế hệ mới, chúng ta có thể chụp cắt lớp vi tính ngay trên bàn chụp mạch gọi là chụp CLVT chum tia hình nón (CBCT), giúp cho thuận lợi hơn cho quá trình can thiệp. Bác sỹ điện quang can thiệp có thể kết hợp đồng thời vừa nút mạch gan và đốt sóng cao tần hoặc định vị dưới CLVT để chọc các khối u gan làm tăng độ chính xác của thủ thuật.

 

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định

Chỉ định chụp CLVT chùm tia hình nón (CBCT): chụp ngay trước khi khởi động máy đốt sóng cao tần để khẳng định chắc chắn kim đốt sóng nằm đúng vị trí.

Chụp CBCT ngay sau khi đốt sống cao tần để xác định phạm vi hoại tử và tồn dư của khối u

Chỉ định của đốt sóng cao tần: 

Đối với thế hệ máy 1 điện cực: Các khối u gan đường kính < 3,5 cm. Có thể điều trị tối đa 3 tổn thương trong gan. 

Đối với các máy nhiều điện cực đồng bộ hóa có thể điều trị với các tổn thương 6-7 cm.

Có thể kết hợp điều trị các tổn thương trong phẫu thuật.

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối: rối loạn đông máu

Chống chỉ định tương đối

Các khối u gan trung tâm.

Các khối u gan dưới vỏ cạnh các cấu trúc ống tiêu hóa (HPT VI, HPT II, HPT III).

Người bệnh có tiền sử nối mật ruột.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa          

Bác sỹ phụ 

Kỹ thuật viên điện quang

Điều dưỡng

Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)

Phương tiện

Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) có chức năng chụp CBCT 

Máy bơm điện chuyên dụng

Máy điều trị sóng cao tần 

Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X             

Thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)

Thuốc chống đông

Thuốc trung hòa thuốc chống đông

Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước 

Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

Vật tư y tế thông thường

Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml

Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật

Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

Vật tư y tế đặc biệt

Bộ kim đốt sóng cao tần các loại.

Người bệnh

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 

Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. 

Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…

Phiếu xét nghiệm

Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Người bệnh được giảm đau bằng phương pháp gây mê, tiền mê hoặc giảm đau toàn thân.

Tiến hành chọc kim đốt sóng cao tần vào khối u qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CLVT. 

Tiến hành chụp CLVT bằng CBCT để khẳng định chắc chắn kim đốt sóng nằm đúng vị trí.

Sau khi chắc chắn kim đốt sóng cao tần nằm ở trung tâm khối u, tiến hành khởi động máy đốt sóng cao tần theo protocol có sẵn.Thời gian điều trị từ 8 đến 12 phút (tùy theo kích thước khối u).

Tiến hành đốt đường ra trong quá trình rút kim ra khỏi gan.

 

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Định vị kim đốt nằm đúng vị trí dự kiến trong khối u.

Diện tích kim RF phá hủy rộng hơn diện tích khối u 1-1.5cm.

Không tổn thương cơ quan lân cận.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

Biến chứng ngay sau can thiệp 

Chảy máu trong ổ bụng: Theo dõi các chỉ số huyết động, có thể truyền máu và các yếu tố đông máu trong trường hợp thiếu máu nhiều. Nếu điều trị nội không hiệu quả thì phải mổ để khâu cầm máu.

Thủng tạng rỗng: Theo dõi nội khoa và điều trị kháng sinh. Trong trường hợp không đáp ứng thì phải mổ khâu vết thủng.

Biến chứng muộn

Hẹp đường mật trong trường hợp không biểu hiện lâm sàng thì không cần thiết phải can thiệp. 

Nếu người bệnh có biến chứng vàng da hoặc nhiễm trùng đường mật thì phải nong và dẫn lưu đường mật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top