✴️ Gadolinium - thuốc tương phản trong cộng hưởng từ

Tổng hợp: DS. Nguyễn Bảo Ngân

(Nhịp cầu Dược lâm sàng)

I. Tóm tắt

Thuốc tương phản từ Gadolinium là chất hóa học được sử dụng trong kĩ thuật cộng hưởng từ (MRI). Gadolinium bao gồm các phân tử phức tạp.

Gadolinium được tiêm vào tĩnh mạch như một phần của quá trình quét MRI, và được đào thải qua thận trong 24 giờ ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên theo cảnh báo mới từ FDA, được bổ sung vào năm 2018 cho biết Gadolinium có thể tồn tại trong cơ thể trong nhiều tháng đến nhiều năm sau khi sử dụng loại thuốc này trong quá trình chụp MRI, có thể tích tụ trong mô xương, não và thận.

II. Tầm soát các yếu tố nguy cơ trước khi quyết định sử dụng thuốc tương quang từ Gadolinium trong kĩ thuật chụp cộng hưởng từ MRI

  • Bệnh nhân có đang sử dụng các thiết bị cấy ghép trên cơ thể hay không?

-Tình trạng hiện tại: có đang mang thai, cho con bú ? Có tiền sử dị ứng hay đang mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay không ?

-Bệnh thận: trong trường hợp bệnh nhân có bệnh thận hay bất kì vấn đề bất thường nào về thận nên thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh

  • Có đang lọc máu hay không ?
  • Suy thận mãn tính nặng nhưng không lọc máu
  • Suy thận cấp tính

Nếu không có các yếu tố trên bệnh nhân có thể được yêu cầu ký vào mẫu đồng ý sử dụng Gadolinium.

Khi có bất kì yếu tố nào trong các yếu tố nêu trên bác sĩ CĐHA sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định có tiến hành MRI với Gadolinium hay không?

 

*Lưu ý: Với những bệnh nhân có vấn đề về thận cấp tính hoặc mãn tính thì không sử dụng Gadolinium. Trong trường hợp việc sử dụng Gadolinium là không tránh khỏi để tiến hành MRI thì sử dụng liều Gadolinium thấp nhất có thể và không lặp lại Gadolinium trong vài ngày đến 1tuần sau liều ban đầu.

 

III. Liều Gadolinium sử dụng: Liều trung bình là 24,7 ml (khoảng 5–80 ml), tương đương với 0,123 mmol / kg (khoảng 0,01 – 0,3 mmol / kg).

 

IV. Phản ứng có hại của Gadolinium

Mặc dù Gadolinium tương đối an toàn tuy nhiên đã có nhiều ghi nhận có những phản ứng có hại xảy ra trên bệnh nhân với tần suất lớn.

 

Bảng 1: Phản ứng có hại của Gadolinium và Nguyên tắc xử trí

Mức độ Dấu hiệu Nguyên tắc xử trí
Nhẹ Thường gặp: Nổi mày đay kèm theo ngứa nhẹ/ Buồn nôn thoáng qua/ Xanh xao/ Ho/ Đỏ bừng mặt/ Nóng/ Ớn lạnh/ Nhức đầu/ Đổ mồ hôi/ Chóng mặt/ Phát ban, nổi mề đay/ Rung lắc/ Ngạt mũi/ Vị giác bị thay đổi/ Sưng: mắt, mặt/ Lo lắng/ Đau chỗ tiêm/ Tiêu chảy/ Khó thở Trấn an bệnh nhân

 

Theo dõi và cân nhắc điều trị trong những trường hợp cần thiết.

Ít gặp: Phát ban ngứa trên da có thể xuất hiện vài phút sau khi tiêm và thường lắng xuống/ nổi mề đay, ban đỏ lan tỏa hoặc kích ứng da Có sự cải thiện trong việc sử dụng steroid và / hoặc thuốc kháng histamine để phòng ngừa.
Trung bình Triệu chứng hô hấp/ Nhịp tim nhanh / nhịp tim chậm/ Co thắt phế quản, thở khò khè/ Tăng huyết áp/ Phù nề thanh quản/ Ban đỏ toàn thân hoặc lan tỏa/ Hạ huyết áp nhẹ/ Khó thở Điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ để tránh tiến triển nguy hiểm đến tính mạng.
Nghiêm trọng Hiếm gặp:

 

– Ngộ độc gadolinium/ Tức ngực dữ dội/ Suy hô hấp/ Phù quanh ổ mắt/

– Phù thanh quản (nặng hoặc tiến triển nhanh)/ Co giật/ Hạ huyết áp nghiêm trọng/ Không đáp ứng/ Loạn nhịp tim/ Ngừng tim phổi (1)

– Dị ứng nghiêm trọng xuất hiện một giờ hoặc lâu hơn như khó thở, sưng môi và miệng (2)

– Co thắt phế quản/ Hạ huyết áp sâu (3)

– Xơ hóa hệ thống thận (NSF), thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh thận từ trước hoặc có vấn đề về thận nặng. NSF có thể dẫn đến tình trạng căng da, gây dày hoặc sẹo các cơ quan nội tạng và có nguy cơ tử vong.

– Bệnh lắng đọng Gadolinium (GDD) xảy ra ở những người có chức năng thận bình thường, bất thường về gen trong cơ thể dẫn đến khó đào thải kim loại nặng. GDD có những biểu hiện bệnh tương tự với NSF.

(1): Nhận biết ngay khi có những triệu chứng này. Nhập viện và điều trị tích cực. Theo dõi thường xuyên.

 

(2): Có thể xử trí bằng các thuốc cấp cứu tiêu chuẩn. Điều trị và theo dõi nội trú.

(3): Điều trị nội trú ban đầu với adrenaline, steroid và thuốc kháng histamine

Một vài dấu hiệu khác được ghi nhận: Cảm giác kim châm/ Thay đổi thị lực hoặc thính giác/ Những thay đổi đối với da, chẳng hạn như dày lên hoặc đổi màu/ Đau xương và dây thần kinh, dạ dày và Chứng sương mù não và đau đầu kéo dài hơn ba tháng (phổ biến)

 

Bảng 2: Điều trị cụ thể được khuyến nghị cho các phản ứng có hại khi sử dụng Thuốc tương quang từ Gadolinium

Phản ứng Mức độ Điều trị Liều lượng
Co thắt phế quản Nhẹ Thuốc hít ß-agonist (albuterol) Hai lần xịt (180 μg, 90 μg / lần xịt), lặp lại tối đa ba lần.
Trung bình Thuốc hít ß-agonist, Epinephrine IM: 0,3 mg (0,3 mL dung dịch pha loãng 1: 1000), lặp lại đến tổng liều 1 mg; hoặc IV: 0,3 mg (1–3 mLpha loãng 1: 10.000) truyền chậm, lặp lại đến tổng liều 1 mg
Nghiêm trọng Epinephrine IM: 0,3 mg (0,3 mL dung dịch pha loãng 1: 1000), lặp lại đến tổng liều 1 mg; hoặc IV: 0,3 mg (1–3 mLpha loãng 1: 10.000) truyền chậm với nước muối,lặp lại đến tổng liều 1 mg
Phù thanh quản   Epinephrine IM: 0,3 mg (0,3 mL dung dịch pha loãng 1: 1000), lặp lại đến tổng liều 1 mg; hoặc IV: 0,3 mg (1–3 mLpha loãng 1: 10.000) truyền chậm với nước muối,lặp lại đến tổng liều 1 mg
Hạ huyết áp Mạch: bình thường

 

Huyết áp tâm thu: < 90mmHg

Nâng cao chân
(> 60 °)
Cân nhắc 1000 mL bolus của nước muối sinh lý 0,9% thông thường hoặc bù Ringer.
Sốc phản vệ Huyết áp tâm thu: < 90mmHg

 

Nhịp tim: > 100 nhịp/phút

Epinephrine IM: 0,3 mg (0,3 mL dung dịch pha loãng 1: 1000), lặp lại đến tổng liều 1 mg; hoặc IV: 0,3 mg (1–3 mL pha loãng 1: 10.000) truyền chậm với nước muối,lặp lại đến tổng liều 1 mg
Tăng huyết áp kịch phát   Labetalol

 

(Trường hợp không có sẵn Labetalol thì có thể thay thế bằng Nitroglycerin và Furosemid)

Labetalol IV: truyền chậm 20mg trong 2 phút, tăng gấp đôi liều sau mỗi 10 phút. Ví dụ: 40mg trong 10 phút, tiếp 80mg 10 phút sau đó.

 

Nitroglycerin 0,4mg ngậm dưới lưỡi lặp lại 5-10 phút & Furosemide 20-40mg IV truyền chậm hơn 2 phút.

 

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ creatinine khi sử dụng Thuốc cản quang chứa Iod hay Thuốc tương quang từ Gadolinium

Thuốc cản quang chứa Iod Thuốc tương quang từ Gadolinium
–          Tuổi trên 60.

 

–          Tiền sử bệnh thận khi trưởng thành, bao gồm: khối u và cấy ghép.

–          Tiền sử gia đình có người bị suy thận hay không ?

–          Bệnh tiểu đường được điều trị bằng insulin hoặc các thuốc được kê đơn khác.

–          Tăng huyết áp.

–          Các hội chứng hoặc bệnh paraproteinemia (ví dụ:u tủy).

–          Việc sử dụng thuốc gây độc cho thận hiện tại (ví dụ: tác nhân hóa trị, sử dụng các loại thuốc chống viêm mãn tính)

–          Tuổi trên 60

 

–          Tiền sử bệnh thận khi trưởng thành, bao gồm: khối u và cấy ghép.

–          Một thận hoặc phẫu thuật thận.

–          Bệnh tiểu đường được điều trị bằng insulin hoặc các thuốc được kê đơn khác.

–          Đang điều trị tăng huyết áp

 

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.insideradiology.com.au/gadolinium-contrast-medium/
  2. https://www.drugwatch.com/gadolinium/side-effects/
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8819369/
  4. https://jcmr-online.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12968-015-0168-3
  5. https://pubs.rsna.org/doi/full/10.1148/rg.2015150033
return to top