Giấc ngủ đối với phụ nữ mang thai

Nội dung

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với phụ nữ mang thai

Với người bình thường, giấc ngủ đã có vai trò rất quan trọng thì với phụ nữ mang thai, giấc ngủ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình sinh nở cũng như sự phát triển của em bé sau này. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra rằng, càng về những tháng cuối thai kỳ, người phụ nữ lại càng dễ bị mất ngủ và thậm chí kể cả sau khi sinh, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Một nghiên cứu năm 2002 được đăng trên tạp chí Sleep Medicine chỉ ra rằng, thời gian ngủ của người phụ nữ sẽ giảm dần trong những tháng cuối thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, thời gian ngủ trung bình của phụ nữ mang thai là 8,7 tiếng, 3 tháng giữa thai kỳ, khoảng thời gian này giảm xuống còn 8,4 tiếng và đến 3 tháng cuối, chỉ còn là 8,3 tiếng. Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng, thời gian ngủ trung bình của phụ nữ mang thai là 7 ± 2,26 tiếng, trong đó, 3 tháng đầu thai kỳ thời gian ngủ là 8,3 ± 2,0 tiếng, 3 tháng giữa là 8,1 ± 2,1 tiếng và trong 3 tháng cuối còn 7,3 ± 2,3 tiếng.

Mất ngủ ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé sau này. Một nghiên cứu tiến hành năm 2004 chỉ ra rằng, trong tháng cuối cùng của thai kỳ, nếu người phụ nữ ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm thì sẽ có cơn đau đẻ kéo dài hơn và có nguy cơ sinh mổ cao hơn. Cụ thể, với những người phụ nữ ngủ dưới 6 tiếng, thời gian đau đẻ trung bình là 29 tiếng và nguy cơ sinh mổ là khoảng 37%, và với những phụ  nữ ngủ trên 7 tiếng, thời gian đau đẻ chỉ khoảng 20 tiếng và nguy cơ sinh mổ chỉ còn 11%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tổng thời gian ngủ vào đêm trước khi người phụ nữ vào viện để sinh có ảnh hưởng đến việc gia tăng cảm giác đau và khó chịu khi sinh.

Ngoài ra, có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mất ngủ khi mang thai là một dấu hiệu lâm sàng có giá trị đối với những phụ nữ có nguy cơ dễ tái phát trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mối liên quan giữa mất ngủ và trầm cảm sau sinh cần được nghiên cứu thêm.

Đối với em bé trong bụng, một nghiên cứu năm 2009 chứng minh rằng, nguy cơ trẻ nhỏ hơn so với tuổi sẽ tăng lên khoảng 2,23 lần nếu người mẹ ngủ dưới 8 tiếng/ngày trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

 

Các giải pháp hỗ trợ giấc ngủ cho bà bầu

Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng mất ngủ ở cả phụ nữ mang thai và trẻ em là hình thành một số thói quen tốt trước khi đi ngủ, ví dụ như đi ngủ đúng giờ mỗi ngày, tích cực hoạt động vào ban ngày để tối dễ ngủ hơn, tránh xem tivi, dùng điện thoại, máy vi tính trước khi ngủ hoặc hạn chế tiếng ồn, ánh sáng trong phòng ngủ.

Với phụ nữ mang thai, mất ngủ là một trong những điều phiền toái nhất đối với mẹ bầu nhất là những tháng cuối. Không phải mất ngủ triền miên cả đêm nhưng hầu như một đêm các chị em chỉ ngủ được khoảng 3-4 tiếng. Mà trong khoảng thời gian đó, cũng không ngủ sâu giấc và ngon được vì mỏi mình, rồi có lúc lại bị con huých. Đã vậy, một đêm các chị em còn phải dậy đến 2-3 lần để đi tiểu. Sau mỗi lần đó thật khó để có thể ngủ lại. Ban ngày lại thèm ngủ. Có người than phiền: “Từ lúc bụng bầu to lên, không thể nằm lâu một chỗ, cứ nằm một lúc đã mỏi người. Khổ nhất là bị chứng đau mông, đau lưng, rất khó xoay người. Mỗi đêm phải trở mình đến 3-4 lần nên không thể ngủ được sâu. Dù đã nghe mọi người mách không uống cà phê, uống chè đặc thế nhưng tình hình vẫn chẳng cải thiện. Chỉ mong nhanh nhanh thoát khỏi cảnh mất ngủ này”.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bà bầu thường xuyên mất ngủ như thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu, thường xuyên lo lắng về việc mang thai, về chuyện sinh nở, các vấn đề về dạ dày, ợ nóng, và em sẽ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái, khi thai to dần.

 

Các cách sau đây có thể giúp các bà bầu ngủ ngon:

Tập thể dục thường xuyên (cần lưu ý là không được tập thể thao ngay trước khi đi ngủ) nên tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

Cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình đặc biệt là buổi tối trước giờ đi ngủ. Không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo và các loại thức ăn có gia vị vì chúng làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Không nên ăn bất cứ thứ gì trong 1 giờ trước khi đi ngủ. Không nên dùng đồ uống có chất gây kích thích như caffeine. Nên tránh uống nhiều nước sau 7 giờ tối.

Thư giãn: có thể ngồi thiền, đọc truyện cười hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh xa mọi áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống để tinh thần được thoải mái nhất.

Đi ngủ đúng giờ: Cần tạo thói quen lên giường vào đúng một giờ nhất định trong ngày, nên bắt đầu từ 9-10 giờ tối.

Mặc đồ ngủ thai sản rộng rãi để có cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.

Giữ nhiệt độ trong phòng ngủ vừa phải khoảng 27-28 độ C và nhớ để sẵn một chiếc chăn mỏng để đắp trong đêm khi bị lạnh.

Chọn tư thể ngủ phù hợp: không nên ngủ ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông đến thai nhi được tốt nhất, Cần có những chiếc gối ôm chuyên dụng để hỗ trợ nâng đỡ bụng bầu, giúp bạn đỡ đau mỏi mình và nằm ngủ thoải mái nhất.

Tuy nhiên, nếu những phương pháp trên đã được áp dụng cho cả mẹ và con đều không hiệu quả, thì sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ là một giải pháp thay thế có thể được cân nhắc, như sản phẩm có Lactium®, ... Lactium® - 1 thành phần trong sữa được phát triển bởi các nhà khoa học của Ingredia (Pháp) cùng với các viện nghiên cứu từ năm 1988, xuất phát từ việc nghiên cứu trạng thái ngủ ngon của trẻ em sau khi bú sữa. Hoạt chất Lactium® (tên khoa học là α-casozepine) là một decapeptide có hoạt tính sinh học thủy phân từ casein sữa, với tác dụng giúp thư giãn thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, hỗ trợ kiểm soát stress (làm dịu những căng thẳng, lo âu) và mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn cho con người.

Khác với các thuốc an thần nhóm benzodiazepin liên kết một cách không chọn lọc với các thụ thể GABAA (ω1 và ω2) gây ra nhiều tác dụng phụ, peptide có hoạt tính sinh học có trong Lactium® có tính chọn lọc với các thụ thể ω2. Do vậy, việc kích thích các thụ thể này bằng Lactium® sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như: không gây buồn ngủ, không làm mất phản xạ có điều kiện, không gây lệ thuộc thuốc.

Với những tác dụng nổi bật đã được chứng minh trên lâm sàng, Lactium® đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và đạt giải thưởng khoa học châu Âu (Health Ingredients Europe) năm 2004. Sản phẩm này cũng đạt tiêu chí GRAS (Generally Recognized as Safe - chứng nhận tuyệt đối an toàn được kiểm định qua thực tế sử dụng) của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA và một loạt các chứng nhận của Kosher, NDI và Non-GMO (Chứng nhận thực phẩm không biến đổi gien). Lactium® hiện có mặt trong hơn 200 chế phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở hơn 50 quốc gia trên toàn cầu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top