Bong gân khớp vai là tình trạng nhiều người gặp phải. Bệnh gây đau đớn và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Vậy bong gân khớp vai nguyên nhân do đâu và triệu nào như thế nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Bong gân khớp vai xảy ra khi dây chằng của vai bị kéo căng hoặc rách
Nguyên nhân bong gân khớp vai
Bong gân khớp vai xảy ra khi dây chằng của vai bị kéo căng hoặc rách. Có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là:
✣ Do cánh tay xoắn mạnh
✣ Ngã chống tay hoặc do đánh trực tiếp.
Bong gân thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng và phạm vi từ cấp I (nhẹ) đến lớp III (nặng). Nếu bệnh nhẹ hầu hết là tự lành và chỉ cần nghỉ ngơi, chấn thương nặng có thể cần tập vận động hoặc phẫu thuật chỉnh sửa.
Triệu chứng bong gân khớp vai
Bong gân khớp vai gây đau, sưng, bầm tím vai
Tùy thuộc vào tình trạng mà bệnh có nhiều triệu chứng bong gân khác nhau, tuy nhiên bong gân khớp vai có một số triệu chứng điển hình là:
Đau.
Sưng.
Bầm tím.
Giảm khả năng vận động.
Chẩn đoán bong gân khớp vai
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang có thể được thực hiện để xác định gãy xương.
Nếu nghi ngờ chấn thương dây chằng, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể sẽ được thực hiện.
Nội soi khớp có thể được chỉ định nếu mức độ chấn thương thể hiện rõ ràng trên hình ảnh.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám đặc biệt là khi bong gân khớp vai nặng
Điều trị bong gân khớp vai
Hầu hết các trường hợp bong gân nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi là có thể tự lành. Với trường hợp nặng hơn, điều trị bao gồm: cố định, chườm mát, thuốc kháng viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn) và thuốc giảm đau chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol). Vật lý trị liệu và siêu âm trị liệu cũng có thể hữu ích.
Đối với bong gân nặng ngoài việc sử dụng các phương pháp trị liệu trên thì có thể cần nẹp cố định hoặc phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh