✴️ Chấn thương lật cổ chân

Nội dung

Chấn thương lật sơ mi cổ chân?

Lật sơ mi hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng chấn thương mặt ngoài cổ chân gây giãn, rách hoặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân. Khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân.

Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông thường do khởi động không kỹ… Đôi khi cũng có thể gặp trong sinh hoạt bình thường hàng ngày như ngã xe, trượt chân (đặc biệt khi đi giày cao gót)…

Các triệu chứng khi bị lật cổ chân?

Trong giai đoạn cấp tính, chấn thương lật cổ chân gây cho người bệnh nhiều khó khăn:

  • Sưng và bầm tím: là triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường khi bị chấn thương lật cổ chân.
  • Đau: khi chạm vào mắt cá chân, đặc biệt là khi bạn chịu lực lên chân chấn thương.
  • Hạn chế vận động: cổ chân bị hạn chế vận động do đau và sưng nề.

Nếu chấn thương nặng, không được điều trị đúng cách trong giai đoạn cấp tính, chấn thương có thể gây đau dai dẳng và mất vững khớp cổ chân cho cổ chân.

Phân độ bong gân cổ chân dựa trên mức độ tổn thương dây chằng.

  • Độ 1 (nhẹ): dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ với biểu hiện sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.
  • Độ 2 (trung bình): đứt một phần dây chằng với biểu hiện: sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.
  • Độ 3 (nặng): đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân, khi thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ.

Điều trị lật cổ chân như thế nào?

 

Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật bởi các bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu điều trị là giảm đau và sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng và phục hồi chức năng của mắt cá chân. Khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất đó là phải:

  • Dừng tập luyện và vận động ngay khi chấn thương.
  • Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút.
  • Dùng băng ép cổ chân
  • Gác chân lên cao.

 

Xem thêm: Trật mắt cá chân

Đối với chấn thương nặng, bạn nên đến khám tại chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để có được sự tư vấn và điều trị tốt nhất ngay từ giai đoạn cấp tính.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top