Gãy xương bả vai bao lâu thì lành? Nguyên nhân, điều trị

I – Xương bả vai là xương gì? Hình ảnh gãy xương bả vai

Xương bả vai có hình tam giác, nối xương cánh tay trên với thành ngực và xương đòn. Xung quanh xương bả vai có rất nhiều các cơ quan khác nhau giúp tăng cường sức mạnh, bảo vệ và giúp xương bả vai di chuyển dễ dàng.

Gãy xương bả vai rất khó xảy ra, chỉ khi xảy ra các chấn thương lớn như té ngã, tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao.

 

II – Nguyên nhân bị gãy xương bả vai

Gãy xương bả vai chỉ xảy ra khi có các chấn thương nghiêm trọng với lực tác động lớn đến bả vai. Có đến 80% trường hợp gãy xương bả vai liên quan tới chấn thương vai, phổi và thành ngực. 

Các nguyên nhân chính làm gãy xương bả vai gồm:

– Có lực đánh mạnh trực tiếp vào vùng bả vai.

– Tai nạn giao thông.

– Vai bị chạm đất khi ngã.

– Bị ngã khi tay đang duỗi thẳng.

– Chấn thương trong thể thao.

 

III – Dấu hiệu gãy xương bả vai

Các biểu hiện và triệu chứng gãy xương bả vai gồm: 

– Đau nhức ở vùng bả vai.

– Sưng và bầm tím ở bả vai.

– Cánh tay bị chấn thương ở vị gần sát với cơ thể hơn so với bình thường

– Không thể nâng cánh tay.

– Khi di chuyển cánh tay thì cơn đau tăng lên

– Đau mỗi khi hít thở sâu.

– Vai bị biến dạng hoặc dẹt.

Các dấu hiệu gãy xương bả vai cần đến gặp bác sĩ:

– Vai bị sưng và bầm tím.

– Bị đau khi chuyển động vai.

– Cơn đau không thuyên giảm sau 3-5 ngày.

Các biển hiện gãy xương bả vai cần cấp cứu ngay:

– Thở nông.

– Đau bụng.

– Đau dữ dội.

– Vai biến dạng.

– Không thể di chuyển cánh tay hoặc vai.

– Yếu, tê hoặc ngứa ran kéo dài ở bên cánh tay bị thương.

– Phản xạ của tay bị thương không tốt như trước.

 

IV – Gãy xương bả vai có nguy hiểm không? Bao lâu gãy xương thì lành

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, xương bả vai bị gãy vẫn có thể lành lại nhưng có thể không trở về đúng vị trí ban đầu.

Hậu quả là dẫn đến đau, cứng, sưng ở mặt sau của xương bả vai hoặc gặp phải các vấn đề về vận động.

Không có thời gian chính xác về việc gãy xương bả vai bao lâu thì lành và khỏi hoàn toàn. Vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ xương bả vai bị gãy và phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, đa phần người bị gãy xương bả vai có thể quay trở lại sinh hoạt và công việc hàng ngày sau khoảng 6 tháng đến 1 năm điều trị.

 

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ gãy xương bả vai mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị gãy xương bả vai phù hợp. Có 2 phương pháp điều trị gãy xương bả vai gồm:

1. Phương pháp không phẫu thuật

– Phương pháp không phẫu thuật được sử dụng khi gãy xương bả vai nhẹ, không quá nghiêm trọng.

– Bác sĩ cố định gãy xương bả vai bằng nẹp để xương lành lại.

– Người bệnh được đề nghị tập vật lý trị liệu để giảm cứng khớp và đau đồng thời tăng khả năng vận động của vai. Duy trì việc trị liệu cho tới khi vai có thể cử động bình thường trở lại.

2. Phương pháp phẫu thuật

– Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị gãy xương bả vai nghiêm trọng; gãy xương ở nơi ổ chảo chuyển động; gãy xương mỏm cùng vai gây cọ xát với xương cánh tay.

– Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa xương bả vai bị gãy trở lại thẳng hàng, sau đó dùng ốc vít, các tấm kim loại hay dây chuyên dụng để gắn xương bị gãy lại với nhau.  

– Sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần vật lý trị liệu cho tới khi vai hồi phục hoàn toàn và vận động bình thường.

– Người bệnh cần lưu ý, điều trị gãy xương bả vai bằng phương pháp phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng nhỏ như phản ứng với thuốc gây mê; nhiễm trùng; chảy máu nghiêm trọng; chấn thương thần kinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top