Gãy xương chậu bao lâu thì khỏi? Thông thường, gãy xương chậu là do:
Gãy xương chậu là một loại gãy xương nguy hiểm và phức tạp . Gãy xương chậu gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
Gãy xương chậu ảnh hưởng đến khung chậu, vùng đai chậu và gây nguy cơ trật khớp mu và gãy cánh xương cùng, thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi.
Do vùng gần xương chậu và phía trong xương chậu chứa hệ thống hệ tiết niệu nên khi gãy xương chậu sẽ ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến hệ tiết niệu gây chấn thương niệu đạo và bàng quang.
Bên trong xương chậu chứa bộ phận sinh dục vì thế khi bị chấn thương, va đập, gãy xương chậu cũng gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục. Đối với phụ nữ, gãy xương chậu có thể ảnh hưởng tới tử cung, buồng trứng…
Nguyên nhân là do hệ thống trực tràng nằm bên trong xương chậu và khi gãy sẽ khiến phần trực tràng bị ảnh hưởng theo.
Khi gãy xương chậu thì các ảnh hưởng tới ổ bụng như gan hoặc tá tràng.
Khi bị gãy xương chậu, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ. Sau đó đưa người bệnh lên ván cứng để tới bệnh viện.
Tùy vào vị trí gãy, mức độ gãy xương chậu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc, nắn chỉnh xương gãy và bó bột. Trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật.
Gãy xương chậu có thời gian phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ gãy và vị trí gãy, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.
Thông thường, nếu gãy xương chậu mức độ nhẹ, không bị hoại tử thì thời gian phục hồi có thể là hơn 6 tháng. Ngược lại đối với gãy xương chậu mức độ nặng thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn.
Để ổn định tình trạng bệnh và phục hồi nhanh chóng. Người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hàng ngày:
– Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin D và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp tái tạo xương, tăng cường đề kháng.
– Tránh những thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn
– Chú ý nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi điều trị gãy xương chậu. Sau khi sức khỏe ổn định, tại vị trí gãy không còn cảm giác đau, khó chịu thì người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, từ từ, chậm rãi bằng cách đi bộ. Người bệnh nên sử dụng nạng để tập đi.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp tại nhà với liều lượng phù hợp. Đồng thời theo dõi sức khỏe, tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh