Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong trường hợp gặp các tai nạn giao thông mà thấy đùi nạn nhân bị vẹo đi hoặc cong queo thì cần phải cấp cứu cố định trước khi di chuyển nạn nhân. Tránh tình trạng vì quá nhiệt tình mà khiêng bệnh nhân lên xe máy. Hoặc xe hơi để chuyển đi mà chưa sơ cứu cố định. Có thể dùng vật cứng, dùng áo hoặc dây cột đùi bị gãy vào vật cứng và đùi bên kia. Hoặc dùng 2-3 nẹp đặt suốt chiều dài đùi từ gót chân lên đến vùng hông lưng của nạn nhân và cột bằng dây.
Sau khi chẩn đoán bằng phương pháp chụp X-quang 2 tư thế thẳng nghiêng để đánh giá chính xác vị trí và tính chất gãy, bác sĩ sẽ chọn lựa phương tiện kết hợp xương phù hợp. Phần lớn các xương đùi bị gãy được chỉ định sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Áp dụng cho những trường hợp gãy xương đùi ở trẻ em, gãy xương đùi ở người lớn không có li lệch. Thời gian cố định: trẻ em 2=>2,5 tháng, người lớn 3 => 3,5 tháng.
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, cả bên trong hoặc bên ngoài để cố định xương đúng vị trí.
Trước và sau phẫu thuật, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc như:
Vùng tổn thương của bệnh nhân bị mất sức mạnh cơ bắp. Do đó các bài tập vật lý trị liệu trong quá trình liền xương rất quan trọng. Các bài tập này sẽ giúp phục hồi sức mạnh cơ bắp, vận động khớp và tính linh hoạt của chân. Bắt đầu tập ngay trong bệnh viện bằng các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tập sử dụng nạng hoặc khung tập đi.
Gãy xương đùi nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong do mất quá nhiều máu hoặc viêm tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. Vì vậy, khi bị gãy xương, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh