Giải phẫu xương bánh chè - vỡ xương bánh chè cần làm gì

Nội dung

Cấu trúc giải phẫu của xương bánh chè ở người bình thường

Hai mặt xương

Mặt trước: hơi lồi, xù xì, có nhiều khía rãnh cho gân cơ tứ đầu đùi bám vào. Nếu mất xương bánh chè, cơ tứ đầu mất đi nơi tựa vững chắc dẫn đến động tác duỗi gối yếu đi.

Mặt sau, còn gọi là mặt khớp: diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè của xương đùi. Ở người trưởng thành, bề mặt khớp khoảng 12 cm2 và được bao phủ bởi sụn. Do sự chịu áp lực lớn trong động tác gấp gối, nên sụn khớp xương  là nơi dày nhất trong các sụn khớp trên cơ thể con người. Lớp sụn này có thể dày tối đa 6 mm ở trung tâm vào khoảng 30 tuổi. Một gờ chia diện khớp này làm hai phần là diện ngoài và diện trong. Diện ngoài rộng và sâu hơn diện trong. Diện trong còn bao gồm một diện nhỏ, gọi là mặt lẻ.

Bờ xương

Có 2 bờ (bờ trong và bờ ngoài). Nơi bám của các thành phần gân cơ tứ đầu đùi và các sợi lưới bên trong và ngoài xương bánh chè tương ứng.

Nền

Nền để gân cơ tứ đầu đùi bám vào.

Đỉnh

  • Ở dưới, có dây chằng bánh chè bám.

Trong một số hiếm trường hợp có thể có biến thể của xương bánh chè. Chẳng hạn như: xương bánh chè đôi, xương bị khiếm khuyết một mảnh.

Xương bánh chè đôi xảy ra hầu hết ở nam giới và được chia làm 3 loại. Cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp gãy xương.

 

Chức năng của xương bánh chè trong phức hợp khớp gối

Như đã nói ở trên, xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể. Vì vậy, vai trò cơ bản của nó cũng giống như các xương vừng khác.

Chức năng chủ yếu của xương vừng lớn này như là một cái ròng rọc cho gân cơ tứ đầu đùi. Nó làm tăng chiều dài cánh tay đòn trong hoạt động co cơ tứ đầu đùi. Do đó, moment lực được tạo ra bởi cơ tứ đầu tăng lên khoảng 33-55%. Vì vậy, xương này tạo điều kiện cho quá trình duỗi gối xảy ra hiệu quả hơn.

Trước kia, xương bánh chè được xem như là một ròng rọc không ma sát.

Trong đó, lực của gân bánh chè bằng với lực của gân cơ tứ đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy xương này hoạt động như một cán cân. Nó điều chỉnh chiều dài, hướng và lực của gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi mỗi vị trí cánh tay đòn khác nhau từ các độ gấp gối khác nhau. Khi gấp gối, xương bánh chè di chuyển xuống dưới. Vì vậy, vị trí tiếp xúc với xương đùi của xương bánh chè di chuyển từ xa đến gần ( từ đỉnh đến đáy). Sự thay đổi vùng tiếp xúc dẫn đến thay đổi cánh tay đòn và tạo điều kiện thuận lợi cho co cơ tứ đầu đùi.

Xương bánh chè nằm giữa gân cơ tứ đầu và lồi cầu của xương đùi nên nó còn đóng vai trò như một miếng đệm để bảo vệ gân tứ đầu giảm ma sát. Ngoài ra, xương này còn giúp giảm thiểu lực ép của cơ tứ đầu lên xương đùi, bằng cách phân tán lực đều đến xương bên dưới.

Tóm lại, xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối. Vừa bảo vệ, ổn đinh khớp gối; vừa có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi.

 

Vỡ xương bánh chè được chia thành những loại nào?

Xét trên phương diện tính chất vết thương, vỡ xương bánh chè được phân loại như sau:

  • Xương vỡ thành nhiều mảnh: do tác động của ngoại lực, xương bị vỡ thành nhiều mảnh, có thể bị di lệch ra những vị trí xung quanh hoặc không;

  • Xương bánh chè bị nứt gãy không di lệch: các mảnh xương vẫn liên kết với nhau hoặc khi nứt gãy chỉ cách nhau một khoảng nhỏ tầm 1 - 2mm;

  • Gãy xương di lệch: là khi bị vỡ các mảnh xương bị di lệch về hai phía, ở giữa chúng tồn tại một khoảng trống lớn;

  • Xương bánh chè bị gãy kèm hiện tượng hở: các mảnh xương không những bị di lệch mà còn đâm xuyên qua da, thậm chí là xuyên vào xương gây nên vết rách. Trường hợp này rất nghiêm trọng vì mất nhiều thời gian để chữa lành, đồng thời nguy cơ nhiễm trùng xương và vết thương cao cần xử lý sớm.

 

Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè

Điều trị khẩn cấp

Vỡ xương bánh chè sẽ khiến các mạch máu xung quanh bị rách hoặc tổn thương, từ đó máu chảy vào khớp. Các biện pháp cấp cứu giúp giảm đau và giảm sưng bằng cách rút bớt máu lẫn chất lỏng ra khỏi khớp, nhờ đó thuận lợi cho việc chẩn đoán hơn rất nhiều.

Điều trị không phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè không kèm theo hiện tượng di lệch (trật khớp dưới 2mm), khi duỗi gối không bị giới hạn thì sẽ được chỉ định khắc phục bằng các biện pháp không phẫu thuật.

Nẹp được điều chỉnh độ uốn khoảng 10 độ và cố định đầu gối, 10 ngày sau đó khi tình trạng đã đỡ hơn sẽ cho bệnh nhân tập phục hồi chức năng phối hợp. Độ uốn của nẹp sẽ được tăng dần không quá 90 độ trước khi nẹp củng cố và điều này được thực hiện trong ít nhất là 45 ngày. Người bệnh cần vận động sớm để tránh hiện tượng cứng khớp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra 2 lần: lần đầu tiên diễn ra sau khoảng 10 - 15 ngày để đánh giá sự di lệch xương có xảy ra hay không, lần thứ hai là sau 45 ngày nhằm kiểm tra tiến độ liền xương.

Điều trị bằng phẫu thuật

Áp dụng trong các trường hợp xương bánh chè bị đứt gãy cùng độ di lệch lớn hơn 4mm, hoặc/và trật khớp trên 2mm và hạn chế động tác duỗi gối. Mục tiêu phẫu thuật là nhằm thu nhỏ tiết diện bề mặt khớp, đảm bảo sự ổn định cấu trúc xương gân đầu gối và giúp sớm mở rộng phạm vi cử động, khôi phục khả năng kéo dài của đầu gối.

Dựa trên tình trạng xương bị gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp liên kết xương khác nhau, cụ thể là:

  • Xương bánh chè bị vỡ ngang: cố định hai phần xương gãy bằng đinh, vít, dây, dải băng hình số 8. Thủ thuật này có hiệu quả trong việc xử lý tình trạng xương bánh chè bị vỡ ở phần trung tâm;

  • Xương bánh chè vỡ vụn nhiều mảnh nhỏ: lúc này không thể cố định xương bằng các công cụ như đinh vít mà trước tiên cần loại bỏ bớt những mảnh vụn của xương, phần xương còn lại sẽ được khâu vào gân bánh chè. Trong trường hợp trung tâm xương bánh chè bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và chúng tách rời nhau, bác sĩ sẽ cố định xương bằng cách kết hợp vít và dây, đối với mảnh vụn xương không thể tái tạo được thì tiến hành loại bỏ;

  • Nếu vỡ xương bánh chè có tính chất nghiêm trọng thì cần phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn. Biện pháp này là lựa chọn cuối cùng trong việc điều trị vỡ xương bánh chè.

Thời gian để hồi phục tình trạng vỡ xương bánh chè còn tùy thuộc vào những yếu tố như phương pháp điều trị và mức độ chấn thương nặng hay nhẹ. Phần lớn các trường hợp sẽ mất khoảng từ 3 - 6 tháng để lành còn nếu chấn thương nặng thì cần phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Nếu công việc của bạn chỉ cần ngồi máy tính thì bạn có thể trở lại làm việc sau 1 tuần điều trị (chủ yếu làm trong tư thế ngồi trên ghế). Còn nếu làm việc trong tư thế ngồi xổm, vận động leo cầu thang, leo núi thì ít nhất là 12 tuần.

return to top