Sốt có gây ra mất nước?
Sốt với nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến mất nước. Bị sốt khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, thở nhanh hơn và tăng quá trình trao đổi chất, làm tăng nguy cơ tăng mất nước. Đồng thời, khi sốt bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống, ăn uống ít hơn thường ngày và giữ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể khó hơn.
Các triệu chứng mất nước khác
Sốt không phải là dấu hiệu duy nhất của tình trạng mất nước, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Khi tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng là:
Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng giống như người lớn. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường bị mất nước nếu:
Mất nước có gây ra sốt?
Cơ thể dựa vào sự cân bằng nước để điều chỉnh nhiệt độ thông qua đổ mồ hôi và các cơ chế làm mát khác. Khi mất nước xảy ra, cơ thể có thể phải thay đổi để tự làm mát một cách hiệu quả, dẫn đến nhiệt độ tăng cao. Điều đó đặc biệt đúng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng thường xuyên bị sốt cao khi bị mất nước. Đôi khi mất nước có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và khi cơ thể không thể làm mát hiệu quả, nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên được coi là bị sốt.
Các nguyên nhân khác gây mất nước và sốt
Đôi khi mất nước là kết quả của việc không uống đủ nước, đặc biệt là khi hoạt động thời gian dài bên ngoài với thời tiết nóng ẩm. Thông thường, mất nước đi kèm với sốt có nghĩa là một người đang mắc bệnh hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn. Bản thân cơn sốt không chỉ làm tăng nguy cơ mất nước mà còn khiến cho người ốm không ăn hoặc uống nhiều và cũng có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này có thể làm tăng lượng nước mất đi nhiều hơn.
Mất nước có thể trở nên nghiêm trọng khi một người không thể thay thế chất lỏng đã mất, đặc biệt nếu họ cũng đang bị sốt. Mặc dù mất nước nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu người bệnh có tình trạng mơ hồ, ngất xỉu, không đi tiểu, nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh hoặc bị sốc.
Những đối tượng đó có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch để điều trị tình trạng mất nước. Cần thận trọng với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có thể dễ bị mất nước hơn và có thể nhạy cảm hơn với tác động của quá trình mất chất lỏng. Nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi bị sốt và mất nước, hãy cân nhắc cho những đối tượng này đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ xem họ có thể điều trị tình trạng mất nước tại nhà hay không.