✴️ Thay khớp gối khi nào thích hợp nhất

Nội dung

Khi khớp gối bị bào mòn, hư hỏng nặng do các bệnh lý xương khớp tác động, thay khớp gối nhân tạo là phương pháp điều trị cuối cùng để khắc phục. Vậy thời điểm nào là thích hợp nhất để người bệnh tiến hành biện pháp này?

 

1. Thay khớp nhân tạo và mối liên hệ với việc chọn lựa thời điểm tiến hành

Là phương pháp đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng không phải lúc nào thay khớp nhân tạo cũng có thể áp dụng.

1.1. Thay khớp gối là gì?

Khi khớp của người bệnh bị hư hại nghiêm trọng, lớp sụn bị bào mòn, bệnh lý xương khớp trở nặng không thể tiếp nhận các phương pháp nội khoa hay ngoại khoa, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp. Thực chất đây là quá trình thay thế lớp sụn khớp đã bị bào mòn bằng lớp nhựa cao phân tử, hay chính là khớp nhân tạo. Sau này, mọi vận động và chịu áp lực sẽ do khớp nhân tạo này đảm nhiệm. Nhờ đó tình trạng của bệnh nhân cải thiện rõ rệt.

Khớp gối nhựa được cấu tạo gồm 3 phần là phần lồi cầu đùi, mâm chèn và mảnh chèn ở giữa. Có 3 loại khớp nhân tạo là khớp không hạn chế, hạn chế một phần, hạn thế toàn phần. Trong đó phổ biến sử dụng nhất là khớp gối không hạn chế, gồm loại xoay được và không xoay được. Tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể lên tới 15 năm nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách và kiểm tra định kỳ. Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ hư hại khớp của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp.

Thay khớp nhân tạo và mối liên hệ với việc chọn lựa thời điểm tiến hành

Hình ảnh mô phỏng quá trình thay khớp

 

1.2. Lợi ích của việc thay khớp gối đúng thời điểm

Như đã nói, thay khớp gối nhân tạo không phải là phương pháp điều trị bệnh xương khớp duy nhất. Chỉ khi các phương pháp này không có hiệu quả và xương khớp không thể phục hồi lại chức năng, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp nhân tạo.

Trước phẫu thuật bệnh nhân sẽ cần thực hiện nhiều bước kiểm tra có đủ điều kiện thay khớp hay không. Bởi phương pháp nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm khác sau. Nếu không tìm hiểu kỹ càng, việc thay thế khớp không đúng thời điểm có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng. Ví dụ, người bệnh đang có ổ nhiễm trùng tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, người bị cứng khớp gối, người bị tắc mạch chi hoặc có bệnh lý nền đặc biệt được chống chỉ định thực hiện phương pháp này.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xác định rằng, khớp gối nhân tạo không thể tối ưu hoạt động 100% như khớp gối thật. Hậu phẫu thuật, người bệnh không thể hoạt động mạnh hay chơi thể thao va chạm, không thể thực hiện động tác ngồi xổm, bắt chân,…

Lợi ích của việc thay khớp gối đúng thời điểm

Điều trị nội khoa hậu phẫu thuật

 

Những lý do trên phần nào thể hiện được thời điểm thay thế khớp gối quan trọng tới kết quả như thế nào cũng như cuộc sống về sau. Bệnh nhân cần được chuẩn bị kỹ càng để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, thành công.

 

2. Biểu hiện của người bệnh cần thay khớp nhân tạo

Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau, họ cần cân nhắc tới phương pháp thay thế khớp gối:

Tuổi tác

Trước đây thay khớp chỉ dùng cho bệnh nhân từ 50-80 tuổi. Tuy nhiên hiện tại công nghệ đã đủ khả năng áp dụng cho người bệnh tuổi thiếu niên hoặc hơn 100 tuổi.

Dấu hiệu bệnh lý

Với người bị bệnh xương khớp gối nghiêm trọng, cơn đau sẽ kéo dài và tái phát liên tục, bị cứng khi ngồi. Cơn đau gối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống, cản trở giấc ngủ. Bệnh nhân bị hạn chế vận động. Tâm lý luôn khó chịu, mệt mỏi. Đầu gối cứng và sưng đỏ. Thêm vào đó, những biện pháp điều trị như dùng thuốc và động tác hỗ trợ không đem lại hiệu quả như mong muốn cho đầu gối của người bệnh.

Biểu hiện của người bệnh cần thay khớp nhân tạo

Người bị viêm khớp nặng có khả năng cần thay thế khớp

 

Tiền sử bệnh lý

Bệnh nhân có tiền sử bị chấn thương từ trước, gây tổn thương dây chằng chéo ở đầu gối sẽ có tỷ lệ thay khớp cao hơn.

 

3. Các phương pháp nhận biết bệnh nhân cần thay khớp gối

Để xác định được tình trạng của bệnh nhân, xem họ có cần thay khớp không, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các kiểm tra chuyên môn. Một số danh mục thường dùng là:

– Chẩn đoán hình ảnh: Kỹ thuật chụp X-quang, CT, MRI được sử dụng phổ biến. Thông qua hình ảnh, bác sĩ quan sát rõ ràng cấu trúc và tình hình của khớp. Từ đó chuyên gia có thể chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương.

– Đo mật độ xương.

– Kiểm tra chức năng hoạt động của gối như gấp, duỗi, đi bộ.

Nếu người bệnh có các bệnh lý nguy hiểm hoặc ổ nhiễm trùng sẽ cần được điều trị dứt điểm trước khi phẫu thuật.

Như vậy, dù không phải tất cả nhưng thời điểm đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Để đảm bảo hiệu quả quá trình, người bệnh cần cân nhắc kỹ và tuân thủ, tin tưởng vào chỉ định của y bác sĩ, các chuyên gia.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top