✴️ Ưu điểm của phương pháp mổ thay khớp gối nhân tạo

Nội dung

1. Phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng khớp gối chính xác

Để có thể chẩn đoán tình trạng khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một cách kỹ lưỡng vùng đầu gối của bệnh nhân. Một số phương pháp thường được chỉ định đó là: Chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy, đo mật độ xương…

Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả cảm giác và nỗi đau của mình tại vùng khớp gối. Nếu họ bị đau khớp và từng chịu đựng những tổn thương của căn bệnh này trong quá khứ thì cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng đầu gối hiện tại. Thông tin này sẽ vô cùng hữu ích để giúp bác sĩ nắm được tổng quan tình hình bệnh một cách chính xác.

Các khớp gối của bệnh nhân sau đó sẽ được tiến hành kiểm tra sức mạnh và phạm vi chuyển động thông qua một số các bước test thăm khám, bao gồm việc gấp, duỗi gối và đi bộ.

tìm hiểu phương pháp mổ thay khớp gối

Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả cảm giác và nỗi đau của mình tại vùng khớp gối

 

2. Thế nào là mổ thay khớp gối nhân tạo? Ưu điểm của phương pháp này

2.1. Mổ thay khớp gối nhân tạo là gì?

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ bao gồm 3 thành phần chính là: phần lồi cầu đùi, mâm chày và mảnh chèn nằm giữa hai phần trên. Khớp gối nhân tạo cũng được chia thành 3 loại đó là: khớp gối nhân tạo không hạn chế, khớp gối nhân tạo hạn chế một phần và khớp gối nhân tạo hạn chế toàn phần. Trong đó, tùy vào tình trạng hư hại khớp gối của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại khớp gối nhân tạo nào phù hợp để thay.

Khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại thường được khuyên dùng nhất cho hầu hết các bệnh hư khớp gối hiện nay. Nó cũng gồm có 2 loại chính đó là: loại xoay được và loại không xoay được. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo khá dài nếu được chăm sóc và theo dõi thường xuyên, thậm chí thời gian có thể kéo dài lên tới 15 năm.

Người trưởng thành thuộc mọi lứa tuổi đều có thể được xem xét để tiến hành phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo khi gặp các bệnh lý về khớp gối mà điều trị không có tiến triển. Cho tới nay, nhiều người cao tuổi ở độ tuổi từ 60 – 80 đang hướng đến việc thay khớp gối nhân tạo và cũng có nhiều người trẻ tuổi sử dụng khớp gối nhân tạo để giúp hạn chế cac cơn đau và thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt.

thế nào là mổ thay khớp gối

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ bao gồm 3 thành phần chính

 

2.2. Khi nào nên tiến hành mổ thay khớp gối nhân tạo?

Khi đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám khớp gối, tình trạng bệnh lý, các cơn đau mà bệnh nhân gặp phải sẽ giúp cho bác sĩ biết rõ tình trạng bệnh và có những chỉ định phù hợp xem khi nào cần cần thay khớp gối nhân tạo. Trong đó, có thể kể tới một số trường hợp cần được thực hiện thay khớp gối nhân tạo như:

– Người bị tình trạng đau nghiêm trọng ở vùng khớp gối, tình trạng mòn khớp gối dẫn đến bị suy giảm vận động, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại.

– Tình trạng đau ở vùng khớp gối kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh.

– Người bệnh không thể làm việc và có một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như người bình thường.

– Người bệnh có phần sụn khớp gối đã bị tổn thương quá nặng, các phương pháp điều trị nội khoa cũng không mang đến hiệu quả.

– Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, bệnh viêm khớp gối dạng thấp, người bị chấn thương khiến sụn gối tổn thương.

– Người mắc phải các bệnh khác có thể tác động tới vùng khớp gối như: bệnh rối loạn đông máu, gout, rối loạn khiến cho xương phát triển bất thường, người bị hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương đầu gối, bị biến dạng khớp gối gây đau và mất sụn…

– Khi bệnh nhân chụp phim X-quang cho thấy khớp gối đã bị hư hại nhiều, nhưng bệnh nhân không đau hoặc chỉ cảm thấy đau ít thì cũng có thể được chỉ định thực hiện phương pháp thay khớp gối nhân tạo.

 

3. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Thay khớp gối nhân tạo đang là phương pháp tối ưu dành cho người bị bệnh thoái hóa khớp gối nặng và lâu năm. Đây là phương pháp được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không còn mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo giúp điều trị những tình trạng biến dạng khớp, từ đó bệnh nhân được cải thiện cơn đau hiệu quả, tránh việc gặp phải nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Nhờ vậy, phương pháp này giúp người bệnh trở lại với sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo gây ra rất ít các tổn thương phần mềm ở xung quanh khớp, bộc lộ chính xác khớp cần được thay thể, giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm trùng tối đa cho bệnh nhân. Khi phẫu thuật, người bệnh cũng giảm được thời gian lưu viện hơn so với các phương pháp điều trị khác. Nhìn chung, đây là phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau và sớm bình phục, ổn định tình trạng sức khỏe trong thời gian dài.

mổ thay khớp gối ở đâu

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là phương pháp mang đến nhiều hiệu quả cho bệnh nhân

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Ngoài ra bạn nên lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm giúp các ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top