Mật độ xương sẽ giảm dần sau tuổi 20 bởi quá trình lão hóa. Tuy nhiên, một số bệnh về xương có thể làm giảm mật độ và sự chắc khỏe của xương. Những thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin D hay Canxi, sự mất cân bằng nội tiết và các bất thường ở tế bào cũng có thể gây rối loạn ở xương cả ở trẻ em và người lớn.
Loãng xương đặc trưng bởi sự phân hủy cấu trúc xương và sự suy giảm khối lượng xương một cách bất thường ở người cao tuổi. Điều đó khiến xương mỏng hơn và tăng nguy cơ nứt, gãy xương. Hầu hết những người có bệnh loãng xương đều không nhận biết được bệnh cho tới khi xảy ra tình trạng gãy xương. Loãng xương có thể được ngăn ngừa hoặc giảm bớt bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tập thể dục thường xuyên.
Bệnh Paget xương là một rối loạn của các tế bào được gọi là tế bào tổng hợp và tế bào tiêu xương có nhiệm vụ phá vỡ, xây dựng lại và tái tạo mô xương. Bệnh Paget xương khiến xương dày và to hơn nhưng cũng giòn hơn vì sự phát triển cấu trúc bất thường.
Viêm tủy xương là một nhiễm khuẩn xương, có thể đột ngột và cấp tính nhưng cũng có thể là mạn tính.Các triệu chứng bao gồm đau xương cục bộ, căng tức,d dỏ và sưng phù, có thể sốt và ớn lạnh. Cách điều trị có thể là dùng kháng sinh và trong một số trường hợp có thể phẫu thuật để loại bỏ các mô xương bị viêm nhiễm.
Đây là một rối loạn di truyền được đặc trưng bởi tình trạng xương giòn, dễ nứt gãy. Nguyên nhân là do một khiếm khuyết gen trong việc sản xuất collagen, một protein cấu trúc cần thiết để làm chắc khỏe xương. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xương thủy tinh rất đa dạng và có thể bao gồm thấp còi, khớp lỏng lẻo, yếu cơ, cong cột sống, răng dễ nứt, biến dạng xương, giảm thính lực và phần lòng trắng của mắt có màu xanh/xám.
Trong bệnh hoại tử xương, máu sẽ không cung cấp đủ máu tới các mô xương và gây hoại tử. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến đầu xương đùi. Xương vai, đầu gối, cổ tay hoặc mắt cá chân cũng có thể bị ảnh hưởng. Đa số các trường hợp có nguyên nhân là do chấn thương tại xương, ví dụ như gãy xương hông.
Người bị hoại tử xương thường sẽ phát triển tình trạng đau xương một cách từ từ. Với các tổn thương nhỏ, tình trạng hoại tử có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng với những tổn thương xương lớn hơn, điều trị bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu và/hoặc phẫu thuật.
Theo Viện ung thư Quốc Gia của Mỹ, ung thư xương có thể là ung thư nguyên phát tại xương hoặc ung thư thứ phát do di căn từ các phần khác của cơ thể như phổi, vú hay tuyến tiền liệt. Có một vài loại ung thư xương nguyên phát như bệnh bạch cầu ác tính, osteosarcoma (u xương tạo xương ác tính), sarcoma Ewing (chỉ những khối u nghiêm trọng trong xương), malignant fibrous histiocytoma (loại ung thư xương phát triển ở những mô mềm như gân, dây chằng, cơ,…) và chondrosarcoma (bệnh bắt nguồn từ những khối u xuất hiện ở những tế bào sụn).
Còi xương và nhuyễn xương được đặc trưng bởi sự thiếu khoáng chất trong xương, khiến xương yếu, giòn và dễ gãy hơn. Còi xương chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em còn nhuyễn xương chủ yếu ảnh hưởng tới người lớn. 2 bệnh này có thể có nguyên nhân là do thiếu vitamin D trong chế độ ăn, hoặc do giảm khả năng hấp thu, chuyển hóa loại vitamin này của hệ tiêu hóa. Trẻ em bị còi xương tường sẽ bị thấp còi và cong xương chân. Các triệu chứng khác đi kèm với bệnh còi xương và nhuyễn xương bao gồm đau xương lan tỏa và căng tức và yếu cơ. Điều trị chủ yếu bao gồm bổ sung vitamin D và có thể kết hợp thêm các biện pháp điều trị khác, phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh