Viêm cơ nách
Vùng nách gồm cơ ngực lớn, cơ ngực bé, hố nách và cơ răng trước. Chúng đan xen với nhau tạo thành một hệ cơ nhỏ ở nách và có sự tác động với nhau. Khi các cơ này bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng viêm cơ nách.
Những dấu hiệu của bệnh:
– Đau ở hố nách và vùng xung quanh. Đau nhiều hơn khi vận động. Đau kéo dài âm ỉ.
– Nhức mỏi cơ nách, cơ trên vai, cơ lưng.
– Hạn chế các động tay tay.
Viêm cơ cánh tay
Các cơ cánh tay gồm có: cơ nhị đầu cánh tay, cơ delta, cơ dưới vai, cơ cánh tay quay, cơ quạ cánh tay và cơ tam đầu cánh. Các bệnh lý vùng cánh tay cũng đa dạng hơn:
– Viêm cơ chu vai, bả vai, khớp vai, vai gáy.
– Viêm gân cơ vai
– Viêm cơ nhị đầu vai
– Viêm cơ chóp xoay vai
– Viêm cơ quanh khớp vai
Các triệu chứng điển hình của các bệnh viêm cơ vùng cánh tay là:
– Đau cơ vùng cánh tay, cổ, vai, gáy và lưng trên. Đau nhiều khi vận động và đỡ khi nghỉ ngơi.
– Đau âm ỉ theo cơn hoặc đau kéo dài, đau tái phát nhiều lần.
– Hạn chế cử động, xoay cổ, hoạt động cánh tay, xoay cánh tay.
– Tê bì, nhức mỏi hai cánh tay, tê cứng vùng cơ.
Viêm cơ cẳng tay
Các cơ ở cẳng tay gồm có: Cơ gan tay dài, cơ cánh tay, cơ cánh tay quay, cơ ngửa, cơ gấp cổ tay quay, cơ khuỷu, cơ cổ tay trụ, gân cơ duỗi chung các ngón.
Các bệnh viêm cơ ở cẳng tay thường gặp: viêm cơ bắp tay, viêm cơ quay, viêm cơ duỗi, viêm cơ cổ tay… Bệnh gây cảm giác đau và khó chịu:
– Đau bắp tay, co cơ, cứng cơ.
– Nhức mỏi tay, khó mang vác nặng, khó xoay khuỷu tay.
– Không thể duỗi thẳng tay.
Viêm cơ bàn tay
Bàn tay gồm có gan tay, mu tay và các ngón tay. Chúng thường xuyên hoạt động và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên có nguy cơ cao bị viêm cơ. Một số bệnh thường gặp:
– Viêm gân cơ bàn tay.
– Viêm cơ ngón tay.
– Viêm cơ gan bàn tay.
Những dấu hiệu của viêm cơ bàn tay:
– Đau cơ, đau mỏi bàn tay, nhức khớp, tê bì tay.
– Khó cử động ngón tay, khó cầm nắm và thực hiện các vận động thường ngày.
Các bệnh viêm cơ chi trên tuy không gây nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, có thể sẽ gây ra một số biến chứng như đau xương khớp, đau cơ mạn tính. Vì thế, khi có các dấu hiệu bệnh, cần đi khám càng sớm càng tốt để có phác đồ chữa trị phù hợp.
Đi khám càng sớm càng tốt để có phác đồ chữa trị viêm cơ phù hợp
Một số biện pháp phòng tránh viêm cơ chi trên
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh thừa thiếu các chất.
– Tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức dẻo dai và bền bỉ cho cơ và chi.
– Điều trị triệt để các bệnh lý cơ xương khớp.
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh