✴️ Các phương pháp xác định mật độ xương

Hiện nay, việc phát hiện những người loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương đang được thực hiện rộng rãi nhờ các máy móc thăm dó khối lượng xương.

Từ năm 2002, các hội nghị quốc tế về loãng xương đã thống nhất quan điểm về giá trị của các loại máy đo mật độ xương: máy đo mật độ xương dùng siêu âm chỉ có giá trị sàng lọc, chỉ có máy sử dụng tia X năng lượng kép, được gọi là DEXA (Dual – Energy X – ray Absorptionmetry) mới chẩn đoán.

Chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương – BMD

Sử dụng tiêu chuẩn của WHO dựa vào mật độ xương (BMD – Bonne Mineral Density) tính theo T – score để chẩn đoán loãng xương. T – score cuả một cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn.

  • Loãng xương: T – socre dưới -2,5 (BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, tại bất kì vị trí nào của xương).
  • Loãng xương nặng: T – score dưới -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.

Thiểu xương (osteopenia): T – score trong khoảng từ -1 đến -2,5.

Mối liên quan giữa mật độ xương với loãng xương và nguy cơ gãy xương

Như một quy tắc, nguy cơ gãy xương cuả bệnh nhân tăng lên gấp đôi với mỗi một độ lệch chuẩn dưới ngưỡng tham khảo của người trưởng thành khỏe mạnh.

Ví dụ: nếu bệnh nhân có chỉ số T –score là -2 SD, có nghĩa là người này có nguy cơ gãy xương cao gấp 4 lần so với phụ nữ trẻ có mật độ xương đỉnh.

Trên những đối tượng có mật độ xương thấp, nguy cơ gãy xương đốt sống tăng lên gấp 2 -3 lần. Tỉ lệ này tăng lên đến 5 lần trên các đối tượng bị loãng xương.

Vấn đề đo lặp lại để theo dõi điều trị

Vấn đề theo dõi mật độ xương còn nhiều tranh cãi. Một số bác sĩ khuyên nên đo lại mật độ xương sau 1 -2 năm. Nhìn chung tần số của đo mật độ xương là một lần trong 2 năm. Hội Y khoa Mĩ cho rằng để theo dõi kết quả điều trị hay dự phòng loãng xương thì đo nhắc lại mất độ xương là không cần thiết do:

  • Sự thay đổi mật độ xương do điều trị chậm đến mức nhỏ hơn cả sai số kĩ thuật của máy. Nói cách khác, đôi khi khoogn thể phân biệt được sự tăng mật độ xương thực sự do điều trị với sự thay đổi kết qủa đo của máy.
  • Trong khi mục tiêu thực sự của điều trị loãng xương là giảm gãy xương trong tương lai, thì lại không có sự tương quan rõ rệt giữa tăng mật độ xương với sự giảm nguy cơ gãy xương do điều trị. Ví dụ alendronat đã được chứng minh làm giảm nguy cơ gãy xương xuống 50%, nhưng chỉ làm tăng chút ít mật độ xương.
  • Đo mật độ xương trong quá trình điều trị không giúp các bác sĩ lập kế hoạch hay thay đổi mật điều trị. Ví dụ thậm chí nếu mật độ xương tiếp tục xấu đi trong điều trị, thì vẫn chưa có nghiên cứu chứng tỏ thay đổi thuốc, hoặc tăng liều thuốc có thể làm giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
  • Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ mất mật độ xương trong năm đầu điều trị hormon thay thế sẽ lấy lại mật độ xương trong hai năm tiếp theo, còn những phụ nữ tăng mật độ xương trong năm đầu điều trị có khuynh hướng mất mật độ xương trong hai năm về sau. Như vậy, mật độ xương thay đổi tự nhiên và điều đó không liên quan đến khả năng bảo vệ gãy xương của thuốc.

Vấn đề đo lặp lại để theo dõi điều trị

Chỉ định đo mật độ xương

Đo nật độ xương hàng loạt cho phụ nữ và/ hoặc phụ nữ sau mãn kinh không có triệu chứng là không cần thiết. Những đối tượng cần đo mật độ xương là:

  • Tất cả những phụ nữ sau mãn kinh, dưới 65 tuổi, có nguy cơ loãng xương (tức là người đã từng bị gãy xương trước đó, gầy, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị gãy xương do loãng xương).
  • Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi, dù có hay không có các yếu tố nguy cơ kể trên.

Những người đang hoặc sẽ phải dùng glucocorticoid kéo dài (> 3 tháng), với liều lớn hơn 7,5 mg prednison/ ngày.

  • Phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương.
  • Phụ nữ sử dụng hormon thay thế trong tời gian dài.
  • Mãn kinh hay đã cắt buồng trứng trước 40 tuổi.
  • Những người có bất thường cột sống. Phát hiện trên X quang xẹp đốt sống không do các nguyên nhân khác (chấn thương hay u).
  • Phụ nữ mãn kinh có tiền sử bệnh lí có thể gây loãng xương thứ phát (suy sinh dục kéo dài, cường giáp tiến triển không được điều trị, cường vỏ thượng thận và cường giáp tiên phát).

Các phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA

Tại các cơ sở không có máy đo mật độ xương, có thể đánh giá nhanh, sơ bộ nguy cơ loãng xương nhờ vào các dụng cụ xác định chỉ số OSTA (Osteoporosis Self – Assessment Tool for Asians Index). Các nước trong khu vực (Philippin, Thái Lan…) đã sử dụng chỉ số này. Một số nước Âu, Mĩ cũng đã sử dụng và có một số nghiên cứu khẳng định tính hiệu quả của chỉ số này đối với người bản xứ. Việt Nam chưa có nghiên cứu đối với người Việt, tuy nhiên do các tương đồng đối với các chủng tộc của người châu Á, có thể sử dụng chỉ số này như một phương pháp bổ trợ.

Phương pháp DEXA

DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp đo mật độ xương được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Xét nghiệm này chỉ cần liều chiếu tia X ít hơn là chụp X quang phổi. Độ chính xác của phương pháp cao, từ 85% đến 99%.

Nguyên tắc: máy DEXA

trên hai khu vực chính là háng và cột sống. Do loãng xương ảnh hưởng đến tất cả cơ thể, đo mật độ xương ở một vị trí có thể dự báo được gãy xương ở các vị trí khác. Tuy nhiên cũng cần phải quan sát trực tiếp. Ví dụ đo mật độ xương háng cho phép dự báo tốt nguy cơ gãy xương háng so với đo mật độ xương ở các vị trí khác. Nhìn chung quét DXA được thực hiện ở háng, bao gồm một khu vực ở xương đùi gọi là tam giácWard (Wards triangle)  và đốt sống. Quá trình quét thường mất từ 10 – 20 phút.

Được phép chẩn đoán loãng xương nguyên phát khi có triệu chứng âm tính quan trọng sau:

  • Toàn thân: bình thường (không gầy sút, không có rối loạn nội tiết hoặc các cơ quan khác)
  • X quang: không có các vùng hủy xương của thân đốt sống. Khe đĩa đệm không bị hẹp. Các cung sau hầu như bình thường.
  • Xét nghiệm: hội chứng viêm âm tính (tốc độ lắng máu, protein phản ứng C, điện di protein máu…) và bilan phospho – calci (calci máu, niệu, phosphatase kiềm…) phải bình thường.

Phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm

Siêu âm là một phương pháp đo mật độ xương tương đối mới. Phương pháp này không đòi hỏi có nguồn phóng xạ.

Nguyên tắc: chùm tia siêu âm hướng trực tiếp vào vùng sẽ đo. Sự hấp thụ sóng âm cho phép đánh giá mật độ xương. Kết quả không chính xác bằng các phương pháp khác. Xương gót, vị trí xương ngoại vi duy nhất để đánh giá nguy cơ gãy xương. Xương gót là xương bè có chu chuyển xương  cao. Đó là xương dễ nghiên cứu, bao gồm 75 – 90% xương bè, một mô xương xốp, đáp ứng tốt với các thay đổi của tuổi tác, bệnh tật và điều trị.

Bộ phận biến âm của máy phát và nhận sóng siêu âm đi qua xương gót. Từ các tín hiệu nhận được, máy đưa ra ba thông số siêu âm: tốc độ lan truyền âm SOS ( Speed Of Sound – SOS) và mức độ giảm diêu âm dải rộng BUA (Broadband Ultrasound Attentuation – BUA) và chỉ số định lượng siêu âm Stiffnesss, là sự kết hợp của SOS và BUA. Hệ thống phần mềm của máy sẽ tự động tính mật độ xương từ giá trị QUI này.

Do đo mật độ xương ở vị trí ngoại vi (gót chân), kỹ thuật này không nhạy bằng DEXA vì kết quả đo ở gót chân vẫn có thể bình thường trong khi các vị trí trung tâm như háng và cột sống đã bất thường một cách đáng kể. Thêm nữa, thay đổi mật độ xuwowgn ở gót chân chậm hơn so với háng và cột sống do vậy, đo mật độ xương bằng siêu âm không được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Xem thêm: Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa, Dxa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top