Chỉ số BASFI đánh giá chức năng ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp cụ thể như sau:
Bệnh nhân tự đánh giá khả năng vận động của mình trong thời gian một tuần trước thời điểm khảo sát. Mức độ theo thang điểm 10 với quy ước 0 điểm là hoạt động dễ dàng và 10 điểm là không thể làm được. Khảo sát qua 10 hoạt động sau:
Đi tất (vớ) (không có sự trợ giúp).
Cúi lưng xuống nhặt một cái bút trên sàn (không có sự trợ giúp).
Với lên một cái giá cao (không cần sự trợ giúp).
Đứng dậy từ ghế bành (không cần sử dụng tay hoặc sự trợ giúp).
Ngồi dậy khi đang nằm.
Thỏa mái khi đứng không có chỗ tựa trong 10 phút.
Leo cầu thang 12-15 bước (không sử dụng tay vịn hoặc sự trợ giúp khác).
Quay cổ lại phía sau mà không phải quay cả người.
Hoạt động thể dục.
Làm việc cả ngày (ở nhà hoặc nơi công cộng).
Bước 1: tính điểm mỗi câu.
Bước 2: tính thang điểm BASFI bằng tổng điểm 10 câu chia cho 10.
Bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng của mình trong một tuần trước thời điểm khảo sát. Mức độ đánh giá theo thang điểm 10 với quy ước 0 điểm là không có triệu chứng và 10 điểm là triệu chứng trầm trọng, qua 6 triệu chứng sau.
Thời gian cứng khớp buổi sáng kể từ khi thức dậy?
(Quy ước 30 phút = 2 điểm; 60 phút = 4 điểm; 90 phút = 6 điểm; 120 phút = 8 điểm; và trên 120 phút= 10 điểm).
Bước 1: Tính tổng 4 câu trả lời đầu tiên, dựa vào thang điểm nhìn đánh giá.
Bước 2: Tính trung bình của câu trả lời 5 và 6.
Bước 3: Số điểm (tổng 4 câu đầu tiên và trung bình câu 5 và câu 6) chia 5 sẽđược chỉ số BASDAI.
Bệnh hoạt động khi chỉ số BASDAI ≥ 4
ASDAS = 0,121 x VAS cột sống + 0,058 thời gian cứng khớp buổi sáng + 0,110 x VAS bệnh nhân + 0,073 số khớp đau hoặc sưng ngoại vi + 0,579 ln (CRP + 1)
ASDAS < 1,3: Bệnh không hoạt động
1,3 < ASDAS < 2,1: Bệnh hoạt động mức độ nhẹ
2,1 < ASDAS < 3,5: Bệnh hoạt động trung bình
ASDAS > 3,5: Bệnh hoạt động mạnh.
Braun J et al. “2010 update of the ASAS/EULAR recommendations for the management of ankylosing spondylitis”. Annals of the Rheumatic Diseases, 70(6), 896-904
Frank L. Lanza, MD, FACG1,2, Francis K.L. Chan, MD, FRCP, FACG3, Eamonn M.M. Quigley, MD, FACG4 and the Practice Parameters Committee of the American College of Gastroentero. “Guidelines for the prevention of NSAID-related ulcer complications”. Am J Gastroenterol 2009;104:728–38.
Leslie J Crofford. “Use of NSAIDs in treating patients with arthritis
Arthritis Research and Therapy 2013”, 15(Suppl 3):S2
Smolen Josef S et al. “EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs”. Ann Rheum Dis,2010;69:964-975
Solomon Daniel H. “American College of Rheumatology Ad Hoc Group on
Use of Selective and Nonselective Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs. Recommendations for use of selective and nonselective nonsteroidal antiinflammatory drugs:an American College of Rheumatology white paper” .Arthritis Rheum, 2008,59:1058-1073.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh