Pyfaclor

Thuốc Pyfaclor là gì?

Pyfaclor có thành phần chính là Cefaclor được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Cefaclor 500mg

  • Loại thuốc: Thuốc Kháng sinh

  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nang, 500mg

Công dụng 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn nhạy cảm: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (bao gồm viêm thận - bể thận và viêm bàng quang).

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin và Streptococcus pyogenes nhạy cảm.

Liều dùng

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống

 Liều dùng

Người lớn:

  • Liều thông thường: 1 viên x1 lần/ngày. Liều tối đa không quá 4 g/ngày.

  • Viêm niệu đạo do lậu cầu: liều duy nhất 3 g phối hợp với 1 g probenecid.
    Trẻ em:

  • Liều thông thường: 20 mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ.

  • Viêm phế quản và viêm phổi: dùng liều 20 mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn có thể dùng 40 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần. Liều tối đa 1 g/ngày.

Tác dụng phụ 

Đa số các phản ứng phụ của Cefaclor trong các thử nghiệm lâm sàng đều nhẹ và chỉ thoáng qua:

  • Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.

  • Thận: tăng nhẹ creatinin huyết thanh, BUN hay bất thường kết quả phân tích nước tiểu

  • Các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như ngứa, nổi mày đay.

Lưu ý

Chống chỉ định

  • Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.

  • Trẻ em dưới 1 tháng tuổi.

 Thận trọng khi sử dụng

  • Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng với bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Phụ nữ có thai & cho con bú.

  • Thận trọng sử dụng cefaclor đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicilin.

  • Thận trọng khi dùng cefaclor cho bệnh nhân suy thận nặng.

  • Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

  • Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng gây độc thận (như nhóm kháng sinh aminoglycosid) hoặc với thuốc lợi tiểu furosemid, acid ethacrynic.

  • Test Coombs dương tính trong khi điều trị bằng cefaclor.

  • Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.

  • Thận trọng ở những bệnh nhân bị phenylceton niệu, do trong thành phần có aspartam.

return to top