Trà hoa cúc (Chamomile tea) là một loại trà thảo mộc được rất nhều chị em yêu thích. Chị em truyền tai nhau rằng, trà hoa cúc giúp ngủ ngon, làm sáng da, hạn chế phản ứng viêm mãn tính và chống gốc tự do. Điều này khiến bạn có thể sẽ muốn thưởng thức một ly trà hoa cúc. Nhưng, một số bác sỹ khuyến cáo rằng, bạn nên hạn chế sử dụng trà thảo mộc nói chung và trà hoa cúc nói riêng trong khi mang thai. Vì sao vậy?
Câu trả lời đến từ thành phần caffein có trong các loại trà. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu dưới đây.
Trà có chứa caffein có an toàn cho thai kỳ không?
Có hai loại trà chính: trà thảo mộc và trà thông thường - nghĩa là làm từ lá trà. Các loại trà làm từ lá cây trà có chứa caffeine, kể cả loại trà đã tách caffein (decaffeinated) vẫn có thể chứa một lượng caffeine nhất định.
Thông thường, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên hoặc ít nhất là hạn chế lượng caffein tiêu thụ mỗi ngày. Nguyên nhân là vì em bé trong bụng có thể hấp thụ caffeine vào trong cơ thể giống như người trưởng thành.
Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm có chứa caffeine, bao gồm cả trà. Có một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, như sô cô la, cà phê và soda. Nếu bạn tiêu thụ nhiều nguồn cung cấp caffein hàng ngày trong khi đang mang thai, bạn sẽ làm tăng lượng caffein trong cơ thể bạn, khiến em bé trong bụng hấp thu một phần lượng caffein này. Do vậy, việc chú ý đến tất cả các nguồn thực phẩm và đồ uống chứa caffein là vô cùng quan trọng nếu bạn mang thai.
Các loại trà làm từ lá trà có chứa lượng caffein rất cao, được kể đến dưới đây:
Như vậy, khôn ngoan nhất là khi mang bầu, bạn hãy tránh uống các loại trà có chứa caffein, cùng với các đồ uống, thực phẩm giàu caffeine.
Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc được làm từ rất nhiều loại cây khác nhau. Trà có thể được làm từ các loại rễ cây, các loại quả mọng hoặc các loại hạt. Trà thảo mộc thực sự, về bản chất, sẽ không chứa caffein. Bạn nên đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng nếu bạn không chắc về một loại trà nào đó.
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không phải tất cả các loại trà thảo mộc đều an toàn cho phụ nữ có thai.
Lợi ích của việc uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại. Loại trà hoa cúc được sử dụng phổ biến nhất ngày nay là trà hoa cúc từ Đức.
Với đa số mọi người, trà hoa cúc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà hoa cúc có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp bạn ngủ ngon và có chứa các thành phần chống viêm. Trà hoa cúc còn được biết đến với tác dụng giảm căng thẳng, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác. Ngoài ra, việc uống bất cứ loại trà nào cũng sẽ giúp cơ thể bạn có đủ lượng nước cần thiết.
Tuy nhiên, rất nhiều bác sỹ vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra lời khuyên về việc uống trà thảo mộc trong khi mang thai, bao gồm cả trà hoa cúc. Nguyên nhân là bởi chưa có đủ nghiên cứu khoa học khẳng định tính an toàn của trà hoa cúc.
Nguy cơ của việc uống trà hoa cúc khi mang thai
Trà hoa cúc và quá trình viêm
Trà hoa cúc có chứa các thành phần chống viêm. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật, lượng trà bạn tiêu thụ và các yếu tố khác, thì trà hoa cúc cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn khi đang mang thai.
Và cũng giống như bất cứ một điều gì khác liên quan đến chế độ ăn trong thai kỳ, bạn nên trao đổi về việc uống trà hoa cúc với bác sỹ. Một số bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên hạn chế uống, trong khi một số khác sẽ khuyên bạn nên tránh uống.
Trà hoa cúc có kích thích chuyển dạ không?
Bạn có thể đã từng nghe nói rằng, trà hoa cúc có thể kích thích chuyển dạ. Nhưng chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa để khẳng định kết luận này.
Tuy nhiên, có một số loại trà thảo mộc mà bác sỹ sẽ khuyên bạn không nên sử dụng vì có thể gây chuyển dạ sớm, những loại trà này bao gồm: trà làm từ thảo dược black cohosh và blue cohosh.
Có loại trà thảo mộc nào an toàn cho phụ nữ mang thai hay không?
Một số loại trà thảo mộc được coi là an toàn hơn đối với phụ nữ mang thai, ví dụ như trà làm từ lá cây mâm xôi đỏ và trà từ cây tầm ma (nettle tea).
Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, kể cả những loại trà được dán mác “dành cho phụ nữ mang thai” thì cũng chưa có đủ nghiên cứu khẳng định rằng loại trà đó là an toàn cho phụ nữ mang thai. Do vậy, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại trà nào.
Lưu ý thêm cho mẹ bầu
Trong khi mang thai, bạn nên tránh xa các loại trà giảm cân, trà ăn kiêng hoặc các loại trà có tác dụng nhuận tràng. Bạn cũng không nên sử dụng các loại trà được bổ sung thêm bất cứ loại dinh dưỡng bổ sung nào. Đó là bởi vì thực phẩm bổ sung có thể gây biến chứng hoặc tương tác với các loại thuốc khác.
Cho đến nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học về việc uống trà thảo mộc và mang thai. Do vậy, vẫn còn rất nhiều tranh cãi quanh việc liệu trà hoa cúc nói riêng và trà thảo mộc nói chung có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không.
Luôn thận trọng và hỏi ý kiến bác sỹ về việc uống trà thảo mộc. Bác sỹ có thể sẽ giúp bạn tìm được những loại đồ uống khác an toàn hơn mà vẫn có thể giúp bạn có đủ nước trong suốt 9 tháng mang thai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh