Đau đầu ngón tay có thể là do chấn thương ở ngón tay và bàn tay (vết cắt, trầy xước, gãy xương hoặc nhiễm trùng) hoặc một số bệnh trạng nhất định. Đầu ngón tay rất nhạy cảm với các kích thích vì chúng có nhiều nhiều thụ cảm và các thụ thể nhiệt độ hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể (trừ bộ phận sinh dục). Nếu đau đầu ngón tay kéo dài hoặc càng ngày càng trở nặng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đi khám bác sĩ bởi vì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng trầm trọng hơn.
Các nguyên nhân gây đau đầu ngón tay
Sau đây là một vài nguyên nhân gây đau đầu ngón tay thường gặp:
Phần lớn đau đầu ngón tay là do thương tích ở đầu ngón tay hoặc bàn tay. Thương tích này có thể là vết cắt, gãy xương, vết bầm tím hoặc tổn thương cơ và mô. Các chấn thương phổ biến nhất dẫn đến đau đầu ngón tay là:
Nguyên nhân dẫn tới đau đầu ngón tay không chỉ giới hạn ở chấn thương mà đôi khi nó còn là kết quả của một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như:
Các nguyên nhân khác của đau đầu ngón tay là: chứng loạn dưỡng cơ, đa xơ cứng, bệnh động mạch ngoại biên, u…
Đau đầu ngón tay do vết cắt khá đơn giản để bác sĩ chẩn đoán và dễ dàng khâu xử lý nếu cần thiết. Nếu nguyên nhân là do các nốt, u nang hoặc tăng trưởng bất thưởng đầu ngón tay, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng này qua thăm khám thông thường.
Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, loại thuốc đang dùng và nghề nghiệp của bệnh nhân. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán. Cố gắng mô tả càng rõ càng tốt về các triệu chứng đau đầu ngón tay và thời gian kéo dài trong bao lâu.
Thông thường các xét nghiệm trong chẩn đoán đau đầu ngón tay là xét nghiệm máu và chụp X quang. Nếu các xét nghiệm này không đủ để đưa ra chẩn đoán, người bệnh có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu khác hoặc kiểm tra tổn thương thần kinh .
Nếu nguyên nhân gây đau đầu ngón tay là do vết cắt, vết bỏng nhẹ thì tình trạng này sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên nhiều vết cắt, vết bỏng hoặc gãy xương đầu ngón tay không thể phục hồi nếu không điều trị. Bỏng độ 3 cần phải điều trị tại bệnh viện chuyên khoa với đồ thị bỏng và sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh. Vết cắt sâu có thể cần phải khâu lại. Tuân thủ bất cứ hướng dẫn chi tiết nào của bác sĩ.
Đối với đau ngón tay không giải thích hoặc đau do thần kinh, mô, hoặc tổn thương cơ, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Các biện pháp điều trị khác, như phẫu thuật, tập thể dục tay, hoặc nẹp (thường là đối với hội chứng ống cổ tay) có thể là cần thiết để giảm đau. Đau đầu ngón tay do viêm khớp có thể thuyên giảm nhờ các bài tập thể dục chuyên về các bài tập tay và ngón tay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh