✴️ Đối tượng nào dễ mắc bệnh gout? Lời khuyên bệnh gout

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh gout?

Nam giới sau 40 tuổi

Thống kê cho thấy, có đến hơn 80% đối tượng mắc bệnh gout là nam giới ở độ tuổi ngoài 40. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, chế độ ăn uống còn chưa khoa học, thường xuyên ăn nhậu nhiều chất đạm: Nội tạng động vật, ăn nhiều thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, thịt bò). Cộng thêm lối sống thiếu lành mạnh: lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên khiến cho đối tượng mắc gout ngày càng đa dạng về đối tượng.

Nếu như trước đây, bệnh gout chủ yếu xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, thì đến thời điểm hiện tại căn bệnh này ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Các chuyên gia y tế cảnh báo thực trạng đáng lo ngại khi tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout ngày càng nhiều.

 

Nữ giới sau sinh

Phụ nữ sau sinh có nguy cơ đối diện với rất nhiều vấn đề sức khỏe như: Chỉ số axit uric vượt ngưỡng, gan nhiễm mỡ, mỡ máu tăng cao,… do khẩu phần ăn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng nên hàm lượng chất béo trong cơ thể có thể tăng cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng gout cấp tính, nếu được phát hiện và xử trí kịp thời thì người bệnh gần như không bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều hay phải can thiệp thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là được.

 

Nữ giới ở tuổi tiền mãn kinh

Một loạt sự suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa axit uric. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học như: Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều giàu mỡ cũng,… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở đối tượng này.

 

Người thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá cao khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào, thức ăn nhanh nên khả năng mắc càng cao.

 

Người có tiền sử gia đình mắc gout

Liệu bệnh gút có di truyền không? Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Do đó, không ngoại trừ bạn mắc gout là do người thân đã từng mắc căn bệnh này.

 

Người ăn uống thiếu khoa học

Gout không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa mà tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Người ăn uống thiếu khoa học cũng có thể mắc gout.

 

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc bệnh gout

Trên thực tế, bệnh gout rất khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cách điều trị để bệnh không nặng thêm, tránh để bệnh diễn tiến thành mãn tính. Dưới đây là 3 lưu mà người bệnh cần lưu ý:

 

Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân bị gout

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt chó…), các loại hải sản giàu đạm: cá béo, cá thu…
  • Bệnh gút kiêng gì? Kiêng các loại rượu, bia, nước ngọt có ga
  • Bệnh gout ăn gì tốt? Tăng cường sử dụng các loại rau củ có màu xanh và các trái cây
  • Đảm bảo uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày

 

Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ

Với những người bị bệnh gout vẫn nên vận động cơ thể và lựa chọn những bài tập phù hợp với bản thân để luyện tập hằng ngày. Bài tập gợi ý có thể kể đến: đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội… Đây là biện pháp giúp hạn chế tái phát những cơn đau, nâng cao sức khoẻ cho người bệnh. Tuy nhiên, trong các đợt gút cấp, người bệnh không nên vận động mạnh để tránh làm tổn thương các khớp bị viêm.

 

Đừng quên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời theo dõi các chỉ số

Đối với người bị bệnh gout, việc liên tục theo dõi các chỉ số trong cơ thể là vô cùng cần thiết. Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen thăm khám định kỳ 1-2 lần/ năm để kịp thời phòng ngừa bệnh tật.

Thăm khám định kỳ là chìa khóa giúp phát hiện sớm bệnh gout và ngăn chặn nguy cơ diễn tiến bệnh thành mãn tính

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top