✴️ Khám và điều trị bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển

Nội dung

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ TIẾN TRIỂN

Loạn dưỡng cơ tiết triển xảy ra do các bất thường về di truyền gây thiếu hụt hay biến đổi protein cấu trúc của tế nào cơ làm rối loạn quá trình phát triển của cơ. Người bệnh có thể bị thoái hóa, teo cơ hay mất khả năng vận động tại vị trí mắc bệnh. Bệnh liên quan tới yếu tố gia đình và di truyền.

 

TRIỆU CHỨNG BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ TIẾN TRIỂN

Khi mắc phải loạn dưỡng cơ tiến triển, người bệnh sẽ bị suy giảm nhanh cơ lực do teo cơ nhanh. Tùy vào các loại loạn dưỡng cơ mà người bệnh sẽ biểu hiện ra thành các triệu chứng khác nhau, cụ thể là:

  • Loạn dưỡng cơ Duchene: Xuất hiện ở giai đoạn 3 – 5 tuổi khiến trẻ chậm biết đi, dáng đi bất thương, lạch bạch hay nhón chân. Người bệnh cũng khó khăn mỗi khi đứng dậy, vận động…
  • Loạn dưỡng cơ tăng trương lực cơ: Ở dạng này, bệnh phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể:

+ Loạn dưỡng cơ ở đầu, mặt khiến các cơ ở vùng này teo và yếu gây hạn chế vận động nhãn cầu, khó nuốt, khó nói, cơ thái dương teo nhỏ.
+ Cơ ức đòn chũm, các chi yếu cơ, khó khăn khi cử động
+ Cơ hô hấp yếu: Ngủ lịm, nhạy cảm hơn với thuốc mê
+ Rối loạn tim mạch
+ Rối loạn dạ dày, ruột

  • Loạn dưỡng cơ mặt – vai – cánh tay: Yếu cơ mặt, môi trễ và lộn ra ngoài, mắt không thể nắm chặt, xương bả vai nhô lên, khó khăn khi giơ tay cao ngang vai, yếu gốc chi ở chân tay…

Ngoài ra, người bệnh có thể có sự thay đổi nhân cách nhẹ, tính khí thất thường…

 

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH

  • Người bệnh được thăm khám lâm sàng, hỏi triệu chứng bệnh
  • Một số phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh bao gồm xét nghiệm enzym cơ, điện cơ, sinh thiết cơ nhuộm hóa miễn dịch…
  • Tùy vào mức độ, tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết.

 

ĐIỀU TRỊ BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ TIẾN TRIỂN

Loạn dưỡng cơ hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là hạn chế biến chứng do yếu cơ tiến triển, suy hô hấp hay rối loạn tim mạch, là những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

  • Điều trị không dùng thuốc

– Khuyến khích người bệnh duy trì hoạt động hàng ngày, không nên nghỉ ngơi tại giường vì có thể khiến cơ yếu hơn
– Bệnh nhân tập thở thường xuyên để đối phó với các tổn thương hô hấp.

  • Vật lý trị liệu
  • Điều trị bằng thuốc

– Corticosteroid: Có tác dụng là chậm quá trình tiến triển của bệnh và phải sử dụng kéo dài trong nhiều năm.
– Điều trị biến chứng nếu có như suy hô hấp, rối loạn tim mạch

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top