Sarcoma tạo xương là bệnh lý xương khớp nguy hiểm bao gồm các khối u tế bào khổng lồ, sacom xương, sụn và tủy đa phát. Bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SARCOMA TẠO XƯƠNG
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Sarcoma tạo xương bao gồm yếu tố di truyền, nhiễm virus hay do xương phát triển quá mức. Ở nhiều người bệnh, những chấn thương trong quá khứ gây đau xương, nhiễm trùng xương mạn tính cũng có khả năng bị Sarcoma tạo xương cao hơn.
Sarcoma tạo xương là bệnh lý xương khớp nguy hiểm bao gồm các khối u tế bào khổng lồ, sacom xương, sụn và tủy đa phát
TRIỆU CHỨNG BỆNH SARCOMA TẠO XƯƠNG
Khi bị Sarcoma tạo xương, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng:
Bề mặt xương có khối u cứng, có thể đau hoặc không.
Người bệnh bị gãu xương bệnh lý hay xương bị dị tật, không phát triển bình thường.
Biểu hiện toàn thân sốt cao, tụt cân, mệt mỏi.
Xương đau kéo dài và dai dẳng.
Nếu khối u chèn ép lên các mạch máu có thể gây cảm giác đau tê tại vị trí tổn thương và các vùng lân cận.
Các cơn đau xương, khớp dữ dội hơn về đêm.
CHẨN ĐOÁN BỆNH SARCOMA TẠO XƯƠNG
Để phát hiện và chẩn đoán bệnh Sarcoma tạo xương, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa cơ xương khớp. Các bước thăm khám bao gồm:
Bác sĩ thăm khám lâm sàng, hỏi các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh xương khớp.
Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
– Chụp cắt lớp vi tính.
– Chụp X quang.
– Chụp MRI.
– Sinh thiết xương bằng tiêm sinh thiết tế bào hoặc phẫu thuật sinh thiết.
Ở nhiều người bệnh, những chấn thương trong quá khứ gây đau xương, nhiễm trùng xương mạn tính cũng có khả năng bị Sarcoma tạo xương cao hơn
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SARCOMA TẠO XƯƠNG
Sarcoma tạo xương là bệnh lý nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng xương khớp mà còn mang đến các nguy cơ sức khỏe. Do vậy, việc điều trị không được chậm trễ mà cần được thực hiện sớm nhất để mang đến hiệu quả tốt nhất. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị khác nhau, cụ thể là:
Phẫu thuật: Với các khối u ác tính, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để bảo vệ mạng sống người bệnh. Các loại hình phẫu thật phải kể đến là: phẫu thuật nạo bỏ, phẫu thuật cắt bỏ, trồng lại, phẫu thuật cắt, cưa khớp.
Xạ trị: Phương pháp này thường không mang đến hiệu quả điều trị cao bởi các tế bào Sarcoma không nhạy cảm với tia xạ.
Hóa trị: Thông thường, người bệnh cần kết hợp hóa trị với phẫu thuật. Dùng thuốc sẽ giúp khống chế sự sinh trưởng của khối u. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này mang đến nhiều nguy cơ như hủy hoại tế bào xung quanh. Do vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng người bệnh trước khi quyết định thực hiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh