Các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nội dung

Sẽ khó để viêm đường tiết niệu tự khỏi, mà người bệnh cần được điều trị để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Thông thường, người bệnh có thể khỏi sau 2–3 ngày điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như người ghép tạng hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiết niệu…, việc chữa trị nhiễm trùng đường tiểu có khả năng kéo dài 7–14 ngày hoặc lâu hơn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho một người dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của người đó.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất trong chữa trị. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể nhận thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn thường được chỉ định kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh, người bệnh lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính

Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng này có nguy cơ trở thành mạn tính. Nếu bạn bị tái nhiễm 2–3 lần trong một năm, hãy trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn, ví dụ như:

  • Uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát
  • Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ, nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng có liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục (STD)
  • Dùng kháng sinh trong vòng 1–2 ngày mỗi khi triệu chứng viêm đường tiết niệu xuất hiện.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) có nguy hiểm không?

Các bác sĩ luôn cố gắng chữa trị tận gốc nhiễm trùng đường tiểu ngay từ đầu, vì nếu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Thông thường, vi sinh vật gây bệnh tấn công bàng quang và niệu đạo trước (đường tiết niệu dưới). Nếu không được chữa triệt để, chúng sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên, gồm thận và niệu đạo. Khi đó, việc điều trị viêm đường tiết niệu sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt biến chứng kèm theo. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu có khả năng trực tiếp gây tử vong.

Ngoài ra, các biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể kể đến như:

  • Rủi ro nhiễm trùng tái phát cao, đặc biệt ở phụ nữ mắc bệnh 2 lần liên tục trong vòng 6 tháng hoặc hơn 4 lần trong vòng 1 năm.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm đài bể thận).
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non hoặc bé sinh ra nhẹ cân.
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới.

Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu nào bên trên, hãy cố gắng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán đơn giản như xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu có thể giúp bạn sớm hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó hạn chế nhiều biến chứng phức tạp lâu dài.

return to top