Gan sản xuất albumin, là một loại protein ngăn dịch thoát ra khỏi mạch máu đi vào các mô xung quanh cơ thể. Khi có bệnh lý về gan sẽ không sản xuất đủ albumin thể khiến chất lỏng tích tụ ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
Hầu hết những người bị bệnh gan không xuất hiện các triệu chứng cho đến khi họ bị tổn thương gan nặng, xơ gan.
Điều trị
Cách duy nhất để chữa khỏi bệnh xơ gan là ghép gan. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ở đây là nhằm mục đích quản lý bệnh và ngăn ngừa các biến chứng sau này. Phương pháp điều trị cũng có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của bệnh xơ gan.
Những người bị sưng tấy chân do xơ gan có thể cần dùng thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone hoặc furosemide. Người bệnh cũng cần giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của mình, vì làm như vậy có thể giảm bớt tình trạng giữ nước.
Vai trò chính của thận là điều hòa lượng nước trong cơ thể, cân bằng lượng muối và các khoáng chất khác trong máu.
Khi thận bị tổn thương nghiêm trọng do bệnh lý thì không thể lọc máu hiệu quả và bài tiết chất lỏng và các chất thải khác qua nước tiểu. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và các chất thải khác trong cơ thể, bao gồm cả ở cẳng chân và mắt cá chân.
Một số dấu hiệu cảnh báo sớm khác của bệnh lý thận bao gồm:
Điều trị
Việc điều trị các bệnh lý thận phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Theo Tổ chức Thận Quốc gia, một số nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận, cho thấy có đáp ứng tốt với điều trị.
Bệnh lý thận cũng có thể xảy ra là do hậu quả từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc đái tháo đường. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát những tình trạng này và làm chậm tốc độ diễn tiến của bệnh thận.
Trong một số trường hợp, bệnh thận mạn tính có thể tiến triển thành suy thận. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
Trong một số trường hợp, các loại thuốc có thể khiến mắt cá chân hoặc chân bị sưng. Một số loại thuốc có thể gây sưng tấy do tác dụng phụ bao gồm:
Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc nên trao đổi với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể giảm liều lượng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.
Không nên ngừng dùng thuốc khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ.
Sưng chân và mắt cá chân khi mang thai
Khi phụ nữ mang thai, sự sưng tấy xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân đôi khi là điều bình thường. Tình trạng sưng tấy có thể tồi tệ hơn nếu thai phụ đi đứng nhiều vào ban ngày.
Tuy nhiên, sưng phù đột ngột hoặc nghiêm trọng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một tình trạng đặc trưng bởi huyết áp cao trong thời gian thai kỳ. Nó có thể đe dọa sự an toàn của thai phụ cũng như thai nhi.
Các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn khác của tiền sản giật bao gồm:
Điều trị
Tiền sản giật sẽ giảm bớt sau khi phụ nữ sinh con. Thai phụ nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng mà mình đang gặp phải để bác sĩ có thể giúp xác định cách tốt nhất để xử lý thai kỳ.
Một người nên đến gặp bác sĩ hoặc người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu họ gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây ở chân và mắt cá chân:
Bác sĩ có thể chẩn đoán các tình trạng cơ bản. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tình trạng cơ bản sẽ giúp giảm sưng ở chân và mắt cá chân.
Phòng ngừa
Trong một số trường hợp, thực hiện thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng tấy ở chân và mắt cá chân. Những thay đổi lối sống này bao gồm:
Chân và mắt cá chân bị sưng có thể là kết quả của một nguyên nhân lành tính hoặc một tình trạng đe dọa tính mạng.
Nên đến gặp bác sĩ nếu bị sưng đột ngột, không rõ nguyên nhân hoặc khi kèm theo các triệu chứng khác.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa sưng chân và mắt cá chân. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro của các vấn đề trên, bao gồm tập thể dục thường xuyên, tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bảo vệ chân khỏi bị thương nếu có thể.
Chủ đề liên quan: Những điều bạn cần biết về sự phù nề
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh