✴️ Những biến chứng của thoái hóa khớp

1. Ngày càng có nhiều người mắc thoái hóa khớp 

Theo thống kê, tại Mỹ, có 80 % dân số trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Còn tại Việt Nam, con số này là khoảng 23,3% ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, thoái hóa khớp đang có hiện tượng trẻ hóa, ngày càng có nhiều người dưới 50 tuổi bị thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là tình trạng liên quan đến viêm khớp, gây ra bởi sự hao mòn  và rách sụn – mô bảo vệ  đầu xương và khớp. Dạng phổ biến nhất của viêm khớp và thoái hóa là thoái hóa khớp. Bệnh sẽ nặng hơn theo  tuổi tác.

Nếu không được điều trị sớm, tình trạng đau mạn tính do thoái hóa khớp sẽ dẫn đến các biến chứng khác, tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh.

2. Biến chứng của thoái hóa khớp

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh:

  • Thoái hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người lớn
  • Khoảng 80% người bị thoái hóa khớp bị hạn chế vận động
  • Khoảng 25% người thoái hóa khớp không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống.

Biến chứng thoái hóa khớp có nhiều liên quan đến viêm xương khớp. Các biến chứng thường gặp nhất là đau và cứng khớp. Tình trạng này đủ nghiêm trọng để bạn thực hiện các công việc hàng ngày. Khi cơn đau ở khớp trở nên quá khó chịu, bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật thay khớp.

Các biến chứng thoái hóa khớp khác bao gồm:

  • Hoại tử xương hoặc chất xương
  • Chảy máu trong khớp hoặc khớp bị nhiễm trùng
  • Dây chằng bị đứt và suy giảm gân quanh khớp
  • Nếu bị thoái hóa khớp cột sống, sẽ có cảm giác dây thần kinh bị chèn ép.
  • Vôi hóa có thể xảy ra trên sụn với sự hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là đầu gối. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính

Trong một số trường hợp, u nang Baker (u nang bao hoạt dịch vùng khoeo) có thể hình thành khi chất lỏng khớp dư thừa được tạo ra. Những u này thường không gây đau trừ khi bạn tập thể dục.

Biến chứng của thoái hóa khớp

Ngoài những biến chứng trên xương khớp, thoái hóa khớp còn gây ra những biến chứng trên cơ quan khác như:

  • Rối loạn giấc ngủ:

Các khớp mềm, đau nhức sẽ gây khó khăn cho giấc ngủ ngon và phục hồi. Nếu không ngủ đủ giấc cơn đau khớp sẽ nặng hơn. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng khiến bạn khó ngủ.

  • Giảm năng suất làm việc:

Các triệu chứng đau mạn tính của thoái hóa khớp thường khiến công việc của bạn gián đoạn, thậm chí là nghỉ việc ở nhà. Thoái hóa khớp cũng cản trở bạn thực hiện các hoạt động bình thường mỗi ngày như việc nhà, nấu nướng, mặc quần áo,…

  • Tăng cân:

Đau và cứng khớp sẽ làm bạn không muốn hoạt động. Do đó, những người bị thoái hóa khớp sẽ dễ tăng cân. Mà trọng lượng tăng lên này sẽ lại tác động ngược lại khớp, khiến tình trạng thoái hóa nặng hơn. Bên cạnh đó, tăng cân cũng kéo theo nguy cơ biến chứng như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim.

  • Bệnh Gout:

Thoái hóa khớp có thể làm thay đổi sụn khớp, khiến các tinh thể urat natri hình thành tại các khớp. Điều này sẽ dẫn đến bệnh gout kèm theo các cơn đau cấp tính. Thường bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái.

  • Lo âu và trầm cảm:

Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa lo lắng  – trầm cảm – thoái hóa khớp đã được tiến hành. Kết quả cho thấy cơn đau của thoái hóa khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu cho thấy sự lo lắng và trầm cảm gia tăng do các triệu chứng thoái hóa khớp.

3. Thoái hóa khớp có chữa được không?

Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa lành hoàn toàn tổn thương do thoái hóa khớp. Do vậy việc điều trị chủ yếu là giúp giảm đau và cải thiện cử động khớp.

  • Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn loại thuốc có thể giúp giảm đau, đề nghị điều trị để tăng cường các khớp xương của bạn, hoặc trong những trường hợp nặng, phẫu thuật thay khớp có thể được áp dụng
  • Bạn có thể được kê toa acetaminophen nếu bị đau nhẹ đến trung bình, nhưng nó không làm giảm sưng. Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau trong khi cũng làm giảm tình trạng viêm. Đối với những người bị đau nặng, thuốc được khuyến cáo thường là chất ma tuý. Tốt nhất là không tự uống thuốc và nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết kế hoạch điều trị.
  • Một điều khác mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm là lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc bài tập phù hợp khác giúp tăng cường cơ bắp khớp, từ đó chuyển động tốt hơn và giảm đau.
  • Tránh va chạm mạnh các khớp bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể thử niềng , nẹp và chèn giày có thể giúp giảm đau.

Thoái hóa khớp là bệnh lý khá phổ biến và nguy hiểm. Nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu không được điều trị sớm nguy cơ bị tật do thoái hóa khớp cũng cao. Do vậy người bệnh thoái hóa nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top