✴️ Chuyển dạ sớm có những nguy cơ gì?

Nội dung

Dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Theo báo cáo của March of Dimes, những dấu hiệu sau đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường
  • Thay đổi tiết dịch, có thể có máu, nước hoặc có chất nhầy
  • Tăng áp lực trong khung chậu hoặc bụng dưới
  • Đau lưng dưới kéo dài
  • Co thắt cơ vùng bụng có thể đi kèm với tiêu chảy
  • Vỡ ối

Bất kỳ ai gặp một hoặc nhiều dấu hiệu này nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến bệnh viện.

Nguyên nhân nào gây chuyển da sinh non?

Nhìn chung, có nhiều các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non

Các yếu tố nguy cơ chung

Những tình trạng sau đây có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm:

  • Có tiền sử chuyển dạ sinh non
  • Đa thai
  • Trong gia đình có mẹ hoặc chị gái sinh non
  • Xuất huyết âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba
  • Điều kiện chăm sóc sức khỏe thấp
  • Đứng trong thời gian dài
  • Phụ nữ trên 35 tuổi hoặc dưới 17 tuổi
  • Bị lạm dụng tình dục
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chẳng hạn như sơn, khói thuốc, ô nhiễm không khí hoặc chì
  • Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai
  • Không tăng đủ cân khi mang thai
  • Không được thăm khám thai định kỳ
  • Có thai lại trong vòng 18 tháng sau khi sinh
  • Có con bị bất thường về tim hoặc dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống
  • Mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc IVF
  • Uống rượu, sử dụng ma túy hoặc lạm dụng thuốc theo toa

Tình trạng sức khỏe cơ bản

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ và sinh non bao gồm:

  • Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến tử cung hoặc cổ tử cung, hiện tại hoặc trước đó
  • Thiếu máu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc bệnh lậu
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Huyết áp cao và tiền sản giật
  • Các bệnh lý về gan, ứ mật thai kỳ
  • Các tình trạng đông máu, chẳng hạn như bệnh huyết khối hoặc hội chứng kháng phospholipid
  • Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như hội chứng ehlers-danlos
  • Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như toxoplasma có hại trong thai kỳ hơn và có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sinh non. Toxoplasma thường gặp phải trong phân mèo hoặc thịt chưa nấu chín.

Phòng ngừa chuyển dạ sớm như thế nào?

Mặc dù không thể tránh khỏi một cách hoàn toàn các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non, chẳng hạn như tuổi tác, gia đình hoặc tiền sử sinh nở. Tuy nhiên, có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ chuyển da sinh non bao gồm:

  • Nhận biết các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non và chủ động liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Thăm khám và kiểm tra thai định kỳ ngay cả khi quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ có thể cần điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
  • Cố gắng giảm căng thẳng, áp lực trong quá trình mang thai.
  • Chủ động giữ khoảng cách giữa các lần mang thai ít nhất là 18 tháng.
  • Chú ý tránh các tác nhân có thể gây nhiễm ký sinh trùng chẳng hạn như phân mèo và tiếp xúc với cừu, lợn, động vật gặm nhấm hay thức ăn chưa được nấu chín.
  • Không hút thuốc lá (kể cả thụ động) và tránh rượu và ma túy.

Nếu một người có nguy cơ sinh non cao hơn, bác sĩ có thể đề nghị:

Khâu vòng cổ tử cung

Nếu bác sĩ nhận thấy thai phụ có “cổ tử cung yếu” có thể đề nghị khâu vòng cổ tử cung nhằm củng cố và giữ cho cổ tử cung không mở quá sớm. Phương pháp này có thể áp dụng cho các đối tượng như:

  • Tiền sử sẩy thai 3 tháng giữa do sinh non;
  • Cổ tử cung mở trong tam cá nguyệt thứ hai;
  • Cổ tử cung ngắn và có tiền sử sinh non.

Các biện pháp giám sát bổ sung

Nếu một người có nguy cơ sinh non cao hơn, bác sĩ có thể đề nghị thăm khám, kiểm tra thai thường xuyên hơn để có thể phát hiện và giải quyết bất kỳ vấn đề nào một cách nhanh chóng.

Xử lý nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Nếu thai phụ có thể bị chuyển dạ sinh non, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đánh giá liệu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu hay chưa bằng cách kiểm tra cổ tử cung và lượng nước ối.

Siêu âm có thể được thực hiện để kiểm tra vị trí của thai nhi, chiều dài của cổ tử cung hay những thay đổi trong quá trình chuyển dạ.

Xét nghiệm kiểm tra fibronectin của bào thai trong nước tiểu cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá quá trình chuyển dạ của thai phụ.

Nếu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu, các bước xử trí tiếp theo sẽ phụ thuộc vào quá trình chuyển dạ và quá trình mang thai của mỗi người. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các phương án như:

Sử dụng corticosteroid trước sinh

Corticosteroid có thể giúp phổi và các cơ quan quan trọng khác của em bé phát triển nhanh hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Chúng có hiệu quả nhất trong các tuần 24–34 của thai kỳ. Bác sĩ thường dùng corticosteroid trong vài ngày. Tuy nhiên, chúng không phải là một phương pháp điều trị lâu dài.

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng liên cầu nhóm B.

Thai phụ sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa khi chuyển dạ sinh non nếu bác sĩ biết hoặc không chắc chắn liệu thai phụ có bị nhiễm trùng này hay không.

Tocolytics

Nếu thai đã kéo dài 24–34 tuần, không có dấu hiệu nhiễm trùng và túi ối chưa vỡ, bác sĩ có thể cố gắng làm chậm quá trình chuyển dạ bằng thuốc tocolytics.

Những loại thuốc này có thể giúp trì hoãn việc chuyển dạ trong vài ngày, thường là để thai phụ có thể nhận được steroid. Tuy nhiên, thuốc có thể có một số tác dụng phụ ngắn hạn cho thai phụ và thai nhi.

Tóm lược

Có khoảng 10% các trường hợp mang thai sinh non không rõ nguyên nhân. Việc thai phụ có các các yếu tố nguy cơ và các điều kiện cơ bản có thể làm tăng khả năng sinh non.

Có một số cách để giảm nguy cơ sinh non, bao gồm thực hiện các bước để ngăn ngừa nhiễm trùng, duy trì cân nặng và chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời giảm căng thẳng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, việc thực hiện các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhằm khắc phục các tình trạng cơ bản và thăm khám định kỳ cũng có thể hữu ích.

Các phương pháp điều trị và kỹ thuật y tế khác nhau có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn chuyển dạ sinh non và giúp chuẩn bị cho em bé bước vào cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top